TRUNG ƯƠNG
3.6. Các mục tiêu xung đột
Khi nghĩ đến vai trò của ngân hàng trung ương quản lý cầu và vai trị là người bảo hộ sự ổn định tài chính, cần phải đánh giá cao xem điều này tương tác với mục tiêu ổn định giá cả ra sao. Hỗ trợ cầu qua chính sách lãi suất có nghĩa chỉ một điều và một điều mà thơi: giảm phần lãi suất để khuyến khích vay. Tuy nhiên, như được lý giải trong thảo luận của hệ thống ngân hàng thì nhiều khoản vay sẽ làm tăng đòn bẩy ngân hàng, điều này sau đó gây ra bất ổn định tài chính và dẫn đến những sự việc như của Bear Stearns và Northern Rock. Do đó, ổn định tài chính địi hỏi hạn chế mở rộng tín dụng trong khi quản lý cầu phải duy trì mở rộng về tín dụng - hai vai trị khơng cùng tồn tại song song đặc biệt khi ngân hàng trung ương ở giữa có vai trị tránh hay ngăn cản sự co hẹp tín dụng.
Thuyết Thị trường Hiệu quả loại bỏ ý tưởng rằng một nền kinh tế có thể tạo tín dụng q mức và xem mọi q trình mở rộng kinh tế như là dấu hiệu trở về điểm cân bằng giả định. Và kết quả là ngân hàng trung ương bỏ qua các q trình tăng trưởng tín dụng q mức mà thay vào đó là tập trung vào việc quản lý cầu.
Theo thời gian, việc thực hiện thành công quản lý cầu ngụ ý rằng, nền kinh tế đã đi qua các làn sóng mở rộng tín dụng một cách thành cơng. Tuy nhiên, vì các khoản nợ tăng lên nên ngân hàng trung ương thậm chí đã đạt tới mức mà ở đó tỷ lệ lãi suất dù đã giảm thấp cũng khơng đủ để khuyến khích cơng chúng đi vay; những người cho vay tư nhân từ chối chấp nhận tỷ lệ lãi suất thấp hơn và những người đi vay cũng lo lắng về khả năng trả các
98 khoản nợ của họ. Khi đạt đến điểm này, các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương khơng cịn hiệu quả và sẽ chỉ còn một nền kinh tế nợ nần. Sau đó, sẽ là sự xung đột vai trị của ngân hàng trung ương với một nhiệm vụ khác của nó, nhiệm vụ là người bảo vệ máy in tiền.