Minsky gặp gỡ Mandelbrot

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 156 - 159)

7. MINSKY GẶP GỠ MANDELBROT

7.6. Minsky gặp gỡ Mandelbrot

Khi nhìn nhận qua lăng kính của Thuyết Thị trường Hiệu quả, các ý tưởng của Mandelbrot nghe có vẻ khơi hài và cần xem xét chúng trong sự hồi nghi. Nhưng khi nhìn nhận qua lăng kính của Thuyết về tính bất ổn tài chính của Minsky, những ý tưởng đó của Mandelbrot lại rất logic và cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Trí nhớ thị trường của Mandelbrot có thể được hiểu là các q trình phản hồi tích cực tự thúc đẩy của Minsky bởi nó cũng hoạt động bằng cách nhắc lại những sự kiện trong quá khứ như thể nó có trí nhớ. Nói một cách chính xác hơn, chúng ta có thể coi các vùng trí nhớ trong lý thuyết của Mandelbrot là những bản báo cáo tài chính của tất cả những thành viên hoạt động trong thị trường tài chính. Các thơng tin về lợi nhuận và thua lỗ của giá tài

157 sản đều được lưu lại, hoặc ghi nhớ, trong các bản báo cáo này và chúng sẽ tác động đến hành vi tương lai.

Các ý tưởng của Minsky và Mandelbrot có thể giúp lí giải nguyên nhân tại sao ngành quản lý rủi ro hiện đại lại cảm thấy khó khăn khi đưa ra những ước tính tin cậy về các phân phối doanh thu tương lai. Thứ nhất, có một vấn đề cơ bản là các nhà quản lý rủi ro ln cố gắng mơ hình hóa lại các thị trường bằng những đường cong có hình dạng khơng đúng; các đường cong phân phối tiêu chuẩn thường có hình dáng sai, khơng phản ánh được chính xác hành vi giá cả tài sản. Giá cả tài sản, do chịu tác động của các phản hồi tích cực, thường có phân phối doanh thu phẳng và rộng hơn. Trên thực tế, phân phối doanh thu của chúng thường có hai đỉnh, một đỉnh thuộc chu kỳ mở rộng tín dụng và một đỉnh khác thuộc chu kỳ thu hẹp tín dụng. Vấn đề thứ hai là sự thiên lệch trong cách chọn mẫu: nếu hiệu ứng cụm mà

Mandelbrot đưa ra là có thật, thì có nhiều khả năng những dữ liệu lịch sử được các nhà quản lý rủi ro sử dụng khi xác định mơ hình của mình khơng đủ tư cách đại diện cho những doanh thu trong tương lai. Nếu sử dụng một giai đoạn gồm một cụm các mức doanh thu tích cực để tính tốn hình dáng của mơ hình biểu diễn thị trường, thì khi xuất hiện cụm doanh thu tiêu cực, phân phối này sẽ tỏ ra rất bất hợp lý, và mơ hình biểu diễn sẽ bị thiếu một trong những đỉnh có thể xảy ra của phân phối.

Việc phát hiện ra rằng các phân phối xác suất được tính tốn rất cẩn thận lại hồn tồn ở sai vị trí thường được biết đến với cái tên là “thay đổi cơ chế”. Chúng ta vừa mới chứng kiến một hiện tượng thay đổi cơ chế trong thị trường nhà đất ở Mỹ, trong đó

158 người ta phát hiện ra rằng rất nhiều những phân phối giá nhà được tính tốn chi tiết lại ở vào vị trí khơng đúng.

Khi nói “ổn định tạo ra mất ổn định”, Hyman Minsky muốn đề cập tới một thực tế là trong các thời kỳ kinh tế tươi đẹp, chúng ta thường tạo ra một kho nợ khơng bền vững để rồi chính kho nợ đó sẽ là nguyên nhân phá hủy thời kỳ kinh tế tươi đẹp đó. Các vấn đề đặt ra ở đây cho thấy một vấn đề tự hủy tương tự và có thể có tác dụng trong lĩnh vực quản lý rủi ro định lượng. Như đã trình bày ở trên, vai trò của lĩnh vực này là giảm thiểu rủi ro Knightian. Tuy nhiên, nếu cơng việc quản lý này vơ tình tạo ra các xác suất rủi ro q hẹp một cách có hệ thống, thì rất có khả năng tồn bộ ngành quản lý rủi ro định lượng sẽ khuyến khích các thành phần trong nền kinh tế chấp nhận rủi ro nhiều hơn nữa và tạo ra nhiều biến động trong mức độ rủi ro chấp nhận được. Như vậy là chúng ta đã biết về những “ẩn số chưa biết”, tức là những điều mà chúng ta không biết nhưng vẫn tự lừa dối bản thân rằng mình biết.

7.7. Tổng hợp

Một khó khăn nữa nảy sinh khi chúng ta ngày càng phụ thuộc vào các hệ thống quản lý rủi ro định lượng là chúng thường cảnh báo các rủi ro lớn dần sau khi thị trường sụp đổ chứ không phải thời kỳ trước đó. Kết quả chung cuộc của q trình này là sau khi một tài sản đã giảm giá nghiêm trọng, hệ thống quản lý rủi ro mới tăng mức độ đánh giá đối với phạm vi doanh thu có thể của tài sản đó. Điều này khiến tài sản nói trên dường như chứa đựng nhiều rủi ro hơn sau đợt giảm giá lớn chứ không phải là trước khi có đợt giảm giá đó.

159 Sau đó, các đo lường rủi ro này sẽ được đưa tới các ngân hàng và các hệ thống xác định đầu tư, từ đó tạo ra một đợt bán ồ ạt sau khi một tài sản đã sụt giá; trong khi đó, về mặt khách quan, rủi ro khi giữ lại tài sản đó lại thấp hơn trước đây.

Mối quan hệ tương tác giữa các diễn biến của giá tài sản và các đơn vị đo lường rủi ro điều chỉnh theo giá thị trường lại sản sinh ra một kênh phản hồi tích cực tự thúc đẩy khác, có khả năng gây ra những đợt bán tài sản ồ ạt khác.

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 156 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)