TRUNG ƯƠNG)
6.8. Những cú sốc tốt hay xấu?
Đối với những người theo Thuyết Thị trường Hiệu quả, tất cả các cú sốc tiêu cực đều là những sự kiện gây mất ổn định và cần được phá bỏ. Nhưng trong con mắt của những người ủng hộ Lý thuyết tính bất ổn tài chính, thì đơi khi một số cú sốc lại là những sự kiện có tác dụng ổn định hóa, giúp đảo ngược các chu kỳ trước đó của q trình tạo tín dụng khơng ổn định trước đó. Một khi đã nhận thức rõ được tính chất bất ổn định của thị trường tài chính, chúng ta có thể thấy rằng ngân hàng trung ương khơng nên nhất thiết phải tìm cách trung hịa tất cả các cú sốc bất lợi. Thực ra, sẽ rất có ích cho ngân hàng trung ương nếu đơi khi nó biết tự tạo ra những cú sốc cho mình.
Ngày nay, các ngân hàng trung ương thường tự hào về tính minh bạch và dễ đốn trước của họ. Mơ hình hoạt động của một số ngân hàng trung ương lớn là họ sẽ thông báo trước cho các thị trường tài chính về những chính sách sắp ban hành. Tuy nhiên, điều nên làm lại theo chiều ngược lại. Thông qua việc thỉnh thoảng tạo ra những cú sốc ngắn và mạnh (như đột ngột thu hồi tiền mặt), các ngân hàng có thể thực hiện được vai trị của một đợt diễn tập cứu hỏa: kiểm tra khả năng phục hồi của nền kinh tế sau các cú sốc, kiểm tra tính ổn định của một thời kỳ phát triển và xác định được những thể chế nào đang ở tình trạng bất ổn về tài chính. Nếu các thị trường tài chính tin tưởng rằng chính sách “diễn tập cứu hỏa về tài chính” đơi khi vẫn được thực hiện, thì cả người cho vay và người đi vay đều sẽ thấy mình cần phải nâng bản thân lên các mức độ tự giác kỷ luật cao hơn.
146