8. ĐỐI MẶT VỚI ẢO TƯỞNG VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
8.3.1. Nợ nần gây ra lạm phát
Sự khác biệt cơ bản giữa lạm phát theo chu kỳ (hệ quả của những thời kỳ tạo tín dụng và thu hẹp tín dụng trong khu vực kinh tế tư nhân) và lạm phát theo cấu trúc (hệ quả của chính sách lưu hành tiền tệ trong khu vực cơng) đã được giải thích đầy đủ ở Chương 3. Các áp lực lạm phát ngày nay không bắt nguồn từ xu hướng lạm phát tự thân của bản thân hệ thống tiền pháp định; thực ra, nguồn gốc của chúng là từ những nhu cầu chính trị nhằm tránh các hậu quả về kinh tế của các chu kỳ tín dụng. Chính việc chúng ta khơng thể chịu đựng được ngay cả những thời kỳ suy thoái kinh tế nhẹ nhất đã là nguồn nuôi dưỡng cho Con Quái vật Lạm phát.
Cơ chế lạm phát rất đơn giản. Điều đó được thể hiện thơng qua khu vực kinh tế tư nhân như sau: khi một thời kỳ mở rộng tín dụng diễn ra, tồn bộ nền kinh tế đều tán thành chính sách tự do kinh doanh của thị trường hiệu quả, qua đó cho phép sự mở rộng này được kéo dài càng lâu càng tốt - chính điều này đã khiến tình trạng tích nợ càng có điều kiện phát triển tới mức tối đa. Sau đó, khi chu kỳ tín dụng đảo chiều, ngay lập tức, nền kinh tế lại kêu gọi sự trợ giúp của chính phủ. Vì lý do đó mà chủ nghĩa tư bản thường được tán thưởng ủng hộ trong thời kỳ mở rộng tín dụng, còn trong thời kỳ thu hẹp tín dụng, thị trường lại có xu hướng thích chủ nghĩa xã hội hơn.
Chính phủ có thể hỗ trợ thơng qua các hình thức: ghi nợ vào bảng cân đối tài chính của chính phủ và sau đó in tiền để trả nợ; in tiền để phân phát cho những đối tượng đang có nợ; hoặc in tiền để sử dụng trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Tất cả các chính sách này tương tự với quá trình trả kho nợ tồn thơng qua việc
167 truy thu thuế đối với những người cẩn trọng (người gửi tiết kiệm) phục vụ lợi ích của những người liều lĩnh (người đi vay và người cho vay). Hoặc theo một khía cạnh khác, một q trình như vậy có thể được bắt đầu mà khơng có sự can thiệp nào từ phía khu vực kinh tế tư nhân: các chính phủ chi tiêu quá mức, và các ngân hàng trung ương phải buộc lòng chấp thuận yêu cầu in tiền. Tồn bộ q trình này đã được chính Alan Greenspan - cựu Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - miêu tả đầy ý nhị:
Về mặt lịch sử, các xã hội muốn phát triển nhanh trong thời gian ngắn và sẵn sàng vay mượn để đạt được điều đó (cho dù họ sẽ phải trả nợ trong tương lai) thường gặp phải tình trạng lạm phát và đình đốn kinh tế. Các nền kinh tế của những xã hội đó thường phải chịu đựng những đợt thâm hụt nghiêm trọng hơn về ngân sách nhà nước vốn được trợ cấp bằng tiền pháp định từ máy in tiền(1).
Vì thế, điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra được rằng mối đe dọa đối với ổn định giá cả xuất phát từ tình trạng tích lũy nợ tới một mức rất cao, khiến chính phủ buộc lịng phải cho lưu hành thêm tiền. Nếu kho nợ được quản lý một cách thận trọng và do đó, các chính sách lưu hành tiền tệ trở nên khơng cần thiết nữa, nguy cơ lạm phát sẽ khơng cịn và lúc đó, chúng ta có thể đạt được mức ổn định giá cả dài hơi hơn.
Rất nhiều trong số các tai họa nghiêm trọng nhất về kinh tế xảy ra trong thời đại của chúng ta là hệ quả của rủi ro, sự không chắc chắn, và thiếu hiểu biết… Tuy vậy, biện pháp cứu chữa cho chúng lại nằm ngoài phạm vi hoạt động của các cá nhân; thậm chí việc làm trầm trọng thêm những tai họa này cịn có lợi cho các cá nhân. Bản thân tôi cho rằng để hóa giải các mối tai họa này,
168
chúng ta có thể tìm đến các biện pháp kiểm sốt thận trọng đối với chính sách tiền tệ cũng như chính sách tín dụng của ngân hàng trung ương(2)…
John Maynard Keynes
Vì lý do đó, vấn đề quan trọng nhất mà ngân hàng trung ương cần tập trung là ngăn chặn khơng cho nền kinh tế tích nợ tới mức khơng thể kiểm sốt nổi. Nếu có thể thực hiện được nhiệm vụ này, các chính sách của ngân hàng trung ương nhằm ổn định dài hạn giá cả và tài chính sẽ hợp nhất lại làm một.
Chính sách này trên lý thuyết dễ thực hiện hơn khi đưa vào áp dụng thật sự rất nhiều, bởi một chính sách kiềm chế nợ mạnh mẽ quá cũng sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta không thể quản lý kinh tế vĩ mô nếu không xác định được trước những mục tiêu của mình.