Trong trường hợp một trong số các quỹ thị trường tiền tệ này có khoản cho vay khơng thu hồi được thì giám đốc quỹ phải tính tốn tỷ lệ lãi suất thực sự đối với khoản cho vay đó là âm - sau đó dàn trải khoản thua lỗ này lên phần còn lại và phân bổ thua lỗ đó ra theo tỷ lệ với tất cả các khoản tiền gửi trong quỹ. Do đó, chỉ một khoản cho vay nhỏ không thu hồi được sẽ làm giảm lợi tức bình quân của cả quỹ một cách đáng kể; điều này thúc đẩy các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi quỹ. Hậu quả của động thái rút tiền này là
28 nhà quản lý lại bị buộc phải tái phân bổ số thua lỗ trên số lượng ít hơn nữa các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư trung thành giờ đây sẽ phải chịu tỷ lệ lãi suất thậm chí cịn thấp hơn dẫn tới nhiều nhà đầu tư quyết định rời bỏ quỹ và tỷ lệ thua lỗ lại được phân bổ nặng nề hơn lên một số ít các nhà đầu tư thực sự trung thành. Bắt đầu là sự vỡ nợ nhỏ ảnh hưởng đến một phần không đáng kể của tài sản quỹ, sau đó nhanh chóng trở thành vịng xốy rút tiền. Kết quả là chỉ có một số ít các nhà đầu tư phải chịu toàn bộ thiệt hại trong thị trường tài chính, sự trung thành thường khơng được đền đáp.
Sự vỡ nợ tín dụng nhỏ có khả năng chuyển thành sự sụp đổ của cả quỹ là một ví dụ về tính bất ổn cố hữu khi một tổ chức cố gắng kết hợp các mục tiêu không phù hợp nhằm đảm bảo trả lại vốn cho nhà đầu tư trong khi lại đặt nguồn vốn ấy vào các hoạt động rủi ro.
Tôi vừa mơ tả q trình gây bất ổn qua dẫn chứng về các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, đây là vấn đề chung cho toàn bộ hệ thống ngân hàng huy động tiền gửi. Các khủng hoảng vừa qua ở ngân hàng Northern Rock của Anh và ngân hàng Bear Stearns của Mỹ cũng đi theo kịch bản rút tiền gửi ồ ạt như vậy. Những tổ chức này giống tất cả các ngân hàng vẫn làm, hứa trả lại những khoản tiền gửi đó theo yêu cầu nhưng cùng thời điểm đó cũng cho vay khoản tiền gửi ấy, đơi khi trong một khoảng thời gian dài đến 30 năm dưới dạng các khoản cho vay nhiều rủi ro. Một khi những người gửi tiền bắt đầu nghi ngờ ngân hàng đó có dấu hiệu thua lỗ và những người gửi tiền khác có thể đã nhanh chân hơn họ, rút tiền trước rồi thì đây chính là phát súng báo hiệu tình trạng rút tiền ồ ạt(13).
29 Mâu thuẫn cơ bản giữa việc đảm bảo hoàn vốn trong khi vẫn sử dụng vốn đó đầu tư mạo hiểm chính là nguyên nhân dẫn tới bất ổn tài chính. Hiện tượng rút tiền ồ ạt rõ ràng đã vi phạm nghiêm trọng Thuyết Thị trường Hiệu quả và vẫn chưa có lý thuyết kinh tế chính thống hay lý thuyết thị trường tài chính nào thực hiện các nỗ lực kết nối các q trình này vào trong mơ hình về hành vi thị trường của mình.