“Uống ít thơi các Ngài!”

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 81 - 82)

TRUNG ƯƠNG

3.3.20. “Uống ít thơi các Ngài!”

Sự ra đời của đồng tiền pháp định đem lại cho chính phủ chìa khóa để tiếp cận được ngăn đồ uống tiền tệ, cho phép chè chén say sưa trên tài sản của nhân dân. Tuy nhiên, sự nguy hại về mặt kinh tế do cơn lốc giá cả gây ra khơng thể xử lý tức thời được. Có hai giải pháp cho vấn đề lạm phát. Đầu tiên là chính phủ bắt đầu chấp nhận rằng họ nên và sẽ phải cân bằng ngân sách, đưa các khoản chi về cùng với mức doanh thu thuế. Thứ hai, các ngân hàng trung ương được giao trách nhiệm mới kiểm soát lạm phát. Việc thực hiện như sau: nếu chính phủ bắt đầu tạo lạm phát bằng việc in tiền thì ngân hàng trung ương sẽ phản ứng lại bằng cách tăng tỷ lệ lãi suất. Điều này sẽ làm tăng chi phí đi vay của các cơng ty khu vực tư nhân và hộ gia đình. Do đó, các ngân hàng thương mại sẽ giảm việc cho vay của mình - lượng tiền in tăng lên có thể bù lại bằng việc giảm q trình tạo tín dụng trong khu vực tư nhân. Sự dàn xếp này tạo ra một quy trình hợp lý trong chính phủ. Hiện nay, chính phủ hiểu nỗ lực tăng nguồn thu qua áp lực in tiền sẽ vơ ích vì nó dẫn đến khởi đầu của một cuộc suy thoái do tỷ lệ lãi suất tăng cao, sau đó sẽ giảm nguồn thu của chính phủ.

Có lẽ sẽ hữu ích khi nghĩ đến sự dàn xếp mới này giữa chính phủ và ngân hàng trung ương là điều gì đó khá giống với mối quan hệ giữa một người chủ say sưa thường xuyên và một tên đầy tớ trung thành. Trong một khoảnh khắc chuếnh choáng say, người chủ nhà đưa chìa khóa hầm rượu cho tên đầy tớ, hướng dẫn anh ta liều lượng đồ uống sau này của mình. Hiện nay người đầy tớ mắc kẹt trong vai trò kiểm sốt người chủ và kẻ làm th cho ơng ta. Để thể hiện nhiệm vụ này, người đầy tớ phải được bảo vệ đầy

82 đủ để thực hiện yêu cầu uống rượu của ông chủ - người đầy tớ phải được độc lập. Tương tự, giám đốc ngân hàng trung ương phải có đủ sức mạnh và độc lập khỏi chính phủ để có thể thi hành kỷ luật với chính phủ và để chống lại nỗ lực in tiền quá nhiều. Cũng vì lý do này mà một ngân hàng trung ương cần phải khơng thuộc quyền kiểm sốt về mặt chính trị của chính phủ.

Trong khn khổ vận hành chính trị hiện đại, ngân hàng trung ương cần độc lập để có thể áp đặt các yêu cầu tế nhị và đơi khi, cao hơn cả sự kiểm sốt dân chủ.

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)