Áp dụng chính sách giám sát tài chính

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 170 - 171)

8. ĐỐI MẶT VỚI ẢO TƯỞNG VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

8.3.3. Áp dụng chính sách giám sát tài chính

Như tôi đã lưu ý, tác nhân khiến phải thực thi chính sách lưu hành thêm tiền có thể xuất phát từ sự hoang phí của khu vực kinh tế nhà nước hoặc tư nhân. Nếu muốn duy trì sự ổn định về giá cả và về tài chính (bằng cách tránh tình trạng nợ quá mức), ngân hàng trung ương phải giám sát hoạt động vay mượn của cả khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước.

Chúng ta đều đã nhận thấy rằng giới lãnh đạo thường tìm cách thao túng chính sách tiền tệ để phục vụ mục đích chính trị của mình; chính vì vậy, cần phải loại trừ vai trị kiểm sốt chính sách này của các chính trị gia đương nhiệm này. Trường hợp tương tự cũng có thể xảy ra đối với chính sách tài chính: nhà cầm quyền thường lên kế hoạch chi tiêu theo hướng đạt được lợi thế chính trị ngắn hạn chứ khơng vì sự tiến bộ dài hạn của nền kinh tế. Thực tế này cũng cho thấy không nên để giới cầm quyền kiêm nhiệm vai trị kiểm sốt chính sách tài chính.

Trong một thế giới hồn hảo, chúng ta sẽ có những biện pháp kiểm sốt chặt chẽ đối với ngân sách chính phủ nhằm ngăn chặn việc thâm hụt chi tiêu, ngoại trừ trong các trường hợp khẩn cấp. Những biện pháp kiểm sốt này sẽ giải phóng ngân hàng trung ương khỏi mối lo lắng về kênh thâm hụt tiền tệ chính phủ, và cho phép họ tập trung hơn nữa vào khu vực kinh tế tư nhân. Nếu ngân hàng trung ương khơng cịn phải quan tâm tới vấn đề lạm phát giá tiêu dùng, và thay vào đó, họ sẽ đảm nhiệm một cơng việc mới là kiểm sốt tình hình tài chính của chính phủ, thì chúng ta có thể có chính sách được kết hợp hiệu quả hơn. Nếu điều đó

171 là khả thi, các ngân hàng trung ương có lẽ sẽ lập bản đánh giá hàng năm về tình hình tài chính của chính phủ và u cầu chính phủ thực hiện các hành động sửa sai trong trường hợp cần thiết. Một cơ chế như mơ tả ở trên có thể chưa thật sự hồn hảo, tuy nhiên, ít nhất, nó cũng giúp ngân hàng trung ương có được một số ảnh hưởng đối với những chính sách có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tiền tệ. Đồng thời, nó cũng giúp phối hợp nhịp nhàng việc thực hiện các chính sách thúc đẩy tiền tệ và tài chính (nếu có) và giúp tăng cường tính kỷ luật tự giác đối với hoạt động chi tiêu của chính phủ.

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 170 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)