Tiền và chống lại tiền

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 63 - 65)

TRUNG ƯƠNG

3.3.8. Tiền và chống lại tiền

Kinh tế học có truyền thống sử dụng các thuật ngữ vay mượn từ khoa học vật lý; khi nói về q trình tạo tín dụng trong khu vực tư

nhân, có một mơ hình hữu ích và tương tự trong lý thuyết hiện

đại của ngành vật lý lượng tử. Nhà vật lý học người Đức giành được giải Nobel Werner Heisenberg đã phát hiện rằng tự nhiên không phải lúc nào cũng đi theo định lý bảo toàn năng lượng. Trước phát hiện của Heisenberg thì người ta vẫn tin là năng lượng không hề được tạo ra hay mất đi mà chỉ biến đổi thôi. Heisenberg phát hiện ra rằng trong một thời gian rất ngắn, định luật bảo tồn năng lượng có thể bị vi phạm. Năng lượng được vay mượn trong một khoảng thời gian ngắn và thật kì lạ, năng lượng này có thể được sử dụng để tạo ra các hạt vật chất như chúng ta và nhiều hạt vật chất khác mà trước kia chưa biết đến - còn gọi là phản vật chất. Trong tự nhiên, hóa ra cặp hạt phản vật chất và vật chất có thể vẫn tồn tại, trong một thời gian ngắn và sau đó lại tái kết hợp thành tình trạng khơng tồn tại. Nó xảy ra nhanh đến nỗi khơng ai nhận ra.

Q trình tạo tín dụng trong khu vực tư nhân giống như cặp phản vật chất và vật chất của Heisenberg. Tiền bạc và khoản nợ được tạo thành các cặp, từ khơng có gì, tồn tại trong một khoảng thời gian và sau đó biến mất khi tái kết hợp. Vay một khoản nợ tạo thành một cặp tiền bạc - khoản nợ, thanh toán khoản nợ sẽ phá hủy một cặp tiền bạc - khoản nợ.

Nhận diện hoạt động của q trình tạo tín dụng trong khu vực tư nhân qua việc tạo tiền và khoản nợ kết hợp với nhau rất quan trọng ở hai khía cạnh. Đầu tiên, nó giúp lý giải rõ ràng là các ngân hàng tư nhân không phải là đối tượng chịu trách nhiệm đối với

64 lạm phát tiếp diễn lâu dài. Thứ hai là nó giúp làm rõ tại sao các ngân hàng trung ương lại lo lắng nhiều về sự tăng trưởng cung tiền; cung tiền tăng cũng đồng nghĩa với số lượng các khoản nợ tăng và chính các khoản nợ là nguyên nhân gây ra tình hình bất ổn tài chính.

Ngày nay, có một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng q trình tạo tín dụng của khu vực tư nhân gây ra lạm phát. Sự thật về điều này tinh vi hơn nhiều. Vì tín dụng được tạo ra - khoản nợ cũng tạo ra - lực lạm phát được tạo ra, tuy nhiên khi tín dụng bị co lại - các khoản cho vay trả lại - lực giảm lạm phát lại được tạo ra. Chỉ cần các khoản cho vay đang được phát hành và thanh tốn cùng tỉ lệ thì lực lạm phát và giảm lạm phát lại có xu hướng chững lại, làm cho giá cả về trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, trong các thời điểm nếu tăng trưởng tín dụng hoặc suy giảm tín dụng chiếm ưu thế, lạm phát hoặc giảm phát cũng tương ứng xuất hiện. Mở rộng ra, sự phát triển cung tiền mạnh mẽ hiện nay cho thấy rằng sẽ có lạm phát hiện tại và giảm phát trong tương lai (tuy nhiên, hãy thận trọng vì đây khơng hẳn là bức tranh tồn cảnh). Bất ổn tài chính có thể xuất hiện nếu các hệ thống trong nền kinh tế có xu hướng gây ra tăng trưởng tín dụng quá mức trong một giai đoạn, theo sau là thu hẹp tín dụng quá mức.

Các quá trình có thể tạo ra các chu kỳ tín dụng khơng phải là một phần của Thuyết Thị trường Hiệu quả; tuy nhiên, một người có thể tưởng tượng những chu kỳ này sẽ phát triển ra sao nếu các cơ chế trong thị trường tài chính có xu hướng làm cho nhiều tổ chức trong nền kinh tế có cùng một động thái tại cùng một thời điểm. Các chương tiếp sẽ thảo luận cách các quá trình tự đặt lệnh tự phát có thể xuất hiện thơng qua những ảnh hưởng phản hồi tích cực trong q trình tạo tín dụng.

65 Do đó, khủng hoảng tín dụng và áp lực giảm phát trong giá nhà đất hiện nay có thể được cho là kết quả trực tiếp của q trình tạo tín dụng liên tiếp trong những năm trước. Đây là một hình mẫu do các chu kỳ bùng - vỡ tài sản trong nền kinh tế gây ra. Câu chuyện tương tự cũng đã xuất hiện vào thời điểm cuộc Đại suy thối những năm 1930: tín dụng tăng mạnh trong những năm 1920 với sự phát triển của phương thức mua bán trả góp đã gây ra sự thu hẹp tín dụng những năm 1930. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ngày nay, nguyên nhân được chấp nhận phổ biến nhất gây ra cuộc Đại suy thoái là quy trách nhiệm lên các chính sách thị trường thắt chặt quá đáng trong những năm 1930 mà bỏ qua quá trình tăng trưởng tín dụng quá mức những năm 1920.

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)