Từ nhà máy in tiền đến cơn lốc giá cả

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 80 - 81)

TRUNG ƯƠNG

3.3.19. Từ nhà máy in tiền đến cơn lốc giá cả

Trong một thời gian, có vẻ như việc Nixon bãi bỏ cố định tiền với trị giá của vàng và sự kéo theo của tỷ giá cố định đã đem đến cho chính phủ cả một “đài phun” tài sản. Đối với một số chính phủ, định chế mới này giống như việc thả cá vào trong nước. Chính phủ Anh chứng minh bản thân họ rất lão luyện với nhà máy in. Những người Đức đã từng xem qua kịch bản in tiền trước kia nên họ biết rằng điều đó nhanh chóng chuyển từ hài kịch sang bi kịch và cố gắng để không bị nhà máy in tiền “cám dỗ”. Một số chính phủ cho in nhiều tiền hơn và áp dụng điều này để tăng chi tiêu cho họ. Khoản chi tiêu thêm của Chính phủ đẩy giá cả cao lên và giảm sức mua trong đồng lương của người dân. Nhân cơng địi mức lương cao hơn, các công ty đáp ứng mức lương cao bằng cách đẩy giá cả cao lên. Giá cả cao sau đó lại làm giảm sức mua của chính phủ, chính phủ lại in thêm tiền để tiêu.

Sau một vài năm, cơn lốc lạm phát này trở nên rõ ràng đến mức giá cả đã ảnh hưởng xấu đến thành tựu kinh tế. Giới kinh doanh không thể dự đốn chắc chắn chi phí hay doanh thu được và do đó họ cắt giảm khoản đầu tư; các nền kinh tế đình trệ trong khi lạm phát tiếp tục khơng được kiểm sốt - tình hình lạm phát đình đốn phát sinh.

Việc chuyển đổi từ tiền bản vị vàng sang hệ thống đồng tiền pháp định đã thay đổi các quy luật của kinh tế; hiện nay có thể xảy ra tình trạng kinh tế tăng trưởng thấp trong khi lạm phát cao tại cùng một thời điểm.

81

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)