TRUNG ƯƠNG
3.4. Vẫn còn loại cầu khác – quản lý cầu
Đến giờ, chúng ta đã thảo luận vai trò của ngân hàng trung ương trong việc bảo đảm cho thị trường tín dụng, là người cho vay cuối cùng và kiểm soát lạm phát như cảnh sát của nhà máy in tiền; để
89 hoàn thành nhiệm vụ miêu tả công việc của thống đốc ngân hàng trung ương hiện đại, chúng ta phải thảo luận vai trò của việc quản lý cầu. Trong một bản tóm tắt, việc quản lý cầu có nghĩa là kiểm sốt chính sách tiền tệ và thuế khóa theo cách giống như để làm giảm hay giảm thiểu ảnh hưởng của suy thối kinh tế. Thực tế thì điều này có nghĩa là khi kinh tế trì trệ ở mức khơng chấp nhận được, người ta trơng đợi chính phủ thúc đẩy kinh tế qua biện pháp cắt giảm thuế và tăng chi tiêu công - trong khi ngân hàng trung ương được kỳ vọng cắt giảm lãi suất để khuyến khích chi tiêu qua đi vay nhiều hơn.
Nhiệm vụ của quản lý cầu hiện nay trở thành một phần của công việc được kỳ vọng vào ngân hàng trung ương và đa dạng hóa các vai trị của nó. Ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang, dưới sự lãnh đạo của Alan Greenspan, có vẻ như đã đảm nhận vai trò của người quản lý cầu rất nhiệt tình trong khi ở châu Âu, các vị thống đốc ngân hàng trung ương hướng tới mục tiêu này một cách khá âm thầm.
Để hiểu việc quản lý cầu hiện đại là gì và nó phát triển ra sao, một lần nữa chúng ta lại phải quay lại những triết lý của Keynes và cuộc Đại suy thoái. Những năm hai mươi sôi động (Roaring Twenties) ở Mỹ là một giai đoạn kinh tế phát triển đáng chú ý: xe ơ tơ, radio, dụng cụ gia đình và máy móc dùng cho nơng nghiệp được phát triển và bán ra thị trường. Những hàng hóa mới này rất hữu dụng và có thời gian sử dụng lâu nhưng đối với nhiều người thì giá cả quá cao là một chướng ngại không thể vượt qua khi mua hàng. Giải pháp cho vấn đề này là dàn xếp mua trả góp - tín dụng khách hàng ra đời.
90 Sự phát triển của tín dụng khách hàng giúp khách hàng mới có thể tiếp cận được thị trường rộng lớn và khuyến khích mở rộng kinh tế những năm 1920. Bùng nổ của ngành công nghiệp lan sang thị trường cổ phiếu. Và như tất cả đều biết, sự bùng nổ này bất ngờ kết thúc cùng với sự phá sản của thị trường cổ phiếu vào tháng 10 năm 1929 và sau đó nền kinh tế Mỹ rơi vào cuộc Đại suy thối khơng thể tránh khỏi những năm 1930.
Có hai nhà kinh tế học đã đi trước lý giải suy thoái này là: Irving Fisher của Mỹ và Keynes của Anh. Fisher xuất bản lý thuyết của mình trong cuốn sách mang tên “Học thuyết giảm phát nợ trong đại suy thoái” vào năm 1933. Cuốn sách biện luận rằng nguyên nhân của cuộc suy thối là do món nợ lâu ngày tích lại trong cuộc bùng nổ những năm 1920. Học thuyết của ông gợi ý rằng một khi nền kinh tế bắt đầu thu hẹp lại thì gánh nặng thực của những món nợ tích lại trước đây bắt đầu tăng, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế. Trong cuốn sách “Lý thuyết chung về Việc làm, Lãi suất và Tiền tệ” năm 1935 của ông, Keynes đã đi một bước xa hơn Fisher, thể hiện học thuyết lý giải cách sự suy thối được hình thành ra sao và hữu ích hơn nữa, ơng đưa ra cách để có thể thay đổi xu hướng đó(29). Đầu những năm 1930, danh tiếng của Fisher khơng may khi bị ảnh hưởng vì ông là một trong số những người cổ vũ cho bong bóng thị trường cổ phiếu. Ngay trước khi cuộc sụp đổ xảy ra, ơng đã có một tun bố nổi tiếng là “giá cổ phiếu đã đạt đến mức giống như ở tình trạng bình ổn cao cố định.” Ngược lại, danh tiếng của Keynes càng ngày càng được nhiều người biết đến, cũng là do lập trường chống lại hiệp định hịa bình Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất được xác nhận bởi sự sụp đổ kinh tế kéo theo của nước Đức. Danh tiếng lớn mạnh hơn của Keynes cùng với một thực tế là ông đã đưa ra một chiến lược kết
91 thúc Đại khủng hoảng đưa đến việc những gợi ý trong “Lý thuyết chung” của ơng nhanh chóng được chú ý.
“Lý thuyết chung” của Keynes khởi đầu cơ bản từ lý thuyết kinh tế cổ điển. Ông lý giải trong phần giới thiệu của cuốn sách này rằng, lý thuyết mới tấn công vào không chỉ học thuyết kinh tế cổ điển mà còn cả những nền tảng cơ bản của nó:
Nếu như kinh tế có khiếm khuyết gì thì lỗi được tìm ra khơng nằm ở kiến trúc thượng tầng, nơi được xây dựng với sự quan tâm chăm chút về tính nhất quán logic mà ở sự thiếu minh bạch và chung chung trong các tiền đề cơ bản.
Giả thuyết cơ bản của học thuyết kinh tế mà Keynes chống lại chính là lý luận về thị trường hiệu quả. “Lý thuyết chung” của ông mô tả cụ thể cơ cấu mà các nền kinh tế có thể bị mắc kẹt trong trường hợp kinh tế suy thoái, xa rời dự đoán về trạng thái cân bằng tối ưu do các học thuyết thị trường hiệu quả đưa ra. Đột phá của trường phái Keynes là việc lý giải cách thốt khỏi những khó khăn này qua chi tiêu thâm hụt của chính phủ.
Yếu tố chủ chốt trong gợi ý chính sách của Keynes là khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thối, chính phủ nên tăng khoản chi tiêu của mình mà khơng tăng thuế, do đó tăng thâm hụt. Đây là một sự khởi đầu cơ bản chống lại những suy luận trước kia rằng trong tình trạng suy thoái kinh tế, việc giảm, chứ không tăng chi phí chính phủ là điều cần thiết.
Keynes khơng chỉ yêu cầu các chính phủ chi tiêu nhiều hơn mà thậm chí ơng cịn cho rằng chi tiêu táo bạo cịn tốt hơn nhiều việc khơng chi tiêu gì cả. Phần tiếp theo của “Lý thuyết chung” đã đưa
92 một gợi ý hay về hành động chính trị mà Keynes phát biểu chống lại suy thoái:
Nếu Bộ tài chính cho tín phiếu ngân hàng vào những chiếc chai cũ, chơn tại một độ sâu thích hợp trong một mỏ than khơng sử dụng nữa, rồi phủ kín với rác đơ thị và sau đó giao nó cho doanh nghiệp tư nhân đang cố gắng tuân theo các nguyên lý thị trường tự do đào những tín phiếu ấy lên lần nữa (tất nhiên quyền làm điều này có được qua bỏ thầu th các khu đất có chơn tín phiếu ngân hàng), điều đó sẽ giúp giảm thất nghiệp, tăng doanh thu thực của cộng đồng và tài sản vốn cũng thực sự sẽ tăng lớn hơn.
Keynes không thực sự khuyên chính phủ sử dụng tiền trong trường hợp vớ vẩn như vậy. Thông điệp thực sự của họ là thâm hụt nên được dùng cho những nghĩa vụ hữu ích và nhiệm vụ của nó là giúp đẩy nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng. Một nhà kinh tế học đáng kính khuyên chính phủ chi tiêu một cách sai lầm - khơng cần phải nói, ý tưởng này ngay lập tức tác động tới giai cấp chính trị và vẫn ln được u thích cả tới ngày nay. Chính sách chi tiêu theo chủ nghĩa Keynes đã được thử áp dụng vào những năm 1930 và một lần nữa Keynes lại đúng.