Hãy cẩn thận với bảng cân đối tài sản

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 119 - 122)

5. NHỮNG LẬP LUẬN MẬP MỜ

5.2.1. Hãy cẩn thận với bảng cân đối tài sản

Việc sử dụng bảng cân đối tài sản để đánh giá thị trường tài chính là điều khá dễ hiểu. Chắc hẳn nhiều độc giả đã quen thuộc với việc các cơng ty định mức tín nhiệm truyền thống bị lên án như

120 thế nào trong các thời điểm khủng hoảng tài chính. Vở kịch câm này lần nào cũng diễn ra giống nhau. Khi q trình mở rộng tín dụng vẫn phát triển đều đặn, thì đội ngũ các nhà phân tích tín dụng cần mẫn nhìn vào các báo cáo nợ và đánh giá chúng so với giá trị thị trường của các tài sản mua vào. Tại mỗi thời điểm trong giai đoạn mở rộng tín dụng, các khoản nợ đều phù hợp với giá trị của các tài sản được mua và do đó, tín dụng được phê chuẩn. Xét ở mức độ tổng thể, kho nợ trong nền kinh tế phát triển tương ứng với việc định giá các tài sản. Kết quả, khi một bong bóng giá tài sản phát triển lên, thì kho nợ tương ứng thường khơng có biểu hiện đi quá xa. Nhưng thực ra, khi thật sự có bong bóng tài sản thì những người vay thường khó có thể vay được trong thời gian đủ để kịp tốc độ tăng của giá tài sản; và hậu quả là tỷ lệ nợ trên vốn thường tăng lên khi bong bóng tiếp tục phát triển. Người ta đã rất nhiều lần bỏ qua thực tế rằng tỷ lệ nợ trên vốn phụ thuộc vào việc tăng giá tài sản. Ngay cả khi bong bóng giá nhà đất mới xảy ra gần đây đã lên tới đỉnh điểm, các nhà phân tích thiếu kinh nghiệm vẫn cịn dẫn chứng ra những bảng cân đối tài sản hộ gia đình đang được cải thiện và lấy đó làm lý do để tin tưởng rằng sự mất kiểm sốt trong vay mượn tài sản thế chấp lúc đó vẫn đang trong trạng thái bền vững.

Tuy nhiên, khi bong bóng diễn biến xấu đi và giá cả tài sản bắt đầu tụt dốc, thì kho nợ chưa trả sẽ nhanh chóng trở nên khổng lồ, vượt xa ngồi tầm kiểm sốt. Đương nhiên, theo sau đó sẽ là những đợt sụt giảm tín dụng khơng thể tránh khỏi và mọi người bắt đầu truy lùng thủ phạm. Và thủ phạm thường lại chính là các cơng ty định mức tín nhiệm.

Khơng cần phải đổ lỗi cho ai cả, tốt hơn là chúng ta hãy cùng ngồi lại và suy nghĩ tại sao các nhà phân tích vẫn mắc sai lầm cũ tại

121 mỗi đợt bong bóng. Vấn đề nằm ở chỗ mà các nhà kinh tế học vẫn thường gọi là ảo tưởng kết hợp. Điều này có nghĩa là khi một phân tích đúng đắn ở cấp độ này khơng có nghĩa là nó vẫn sẽ đúng ở cấp độ khác. Khi các nhà phân tích định mức đánh giá chất lượng một món nợ, hay các nhà phân tích chứng khốn đánh giá tình hình bảng cân đối tài sản của một công ty, hay người môi giới thế chấp đánh giá tính an tồn của một tài sản thế chấp, thì họ ln dựa theo giá trị thị trường của các tài sản tương ứng của chúng. Trong q trình này có một giả định ngầm rằng tài sản đó có thể được bán để trả tiền nợ. Ở cấp độ vi mô, đây luôn là một giả định có lý. Tuy nhiên, xét trên bình diện vĩ mơ giả định này lại hoàn tồn vơ lý: có thể bán một ngơi nhà để trả tiền thế chấp, nhưng nếu bán một triệu ngơi nhà cùng lúc thì thị trường giá cả sẽ sụp đổ và toàn bộ thị trường nhà đất sẽ ở dưới chuẩn thế chấp.

Thực ra, nếu tính tới cả yếu tố kế toán điều chỉnh theo giá thị trường khi phân tích bảng cân đối tài sản, thì ta sẽ nhận thấy một q trình phản hồi tích cực có khả năng gây mất ổn định mà tơi đã bàn tới trong phần liên quan tới các thị trường ngân hàng và cổ phiếu.

Việc phân tích cẩn thận các bảng cân đối tài sản nhằm làm tăng chất lượng của các quyết định cho vay và đầu tư. Ở cấp độ vi mơ như hộ gia đình hoặc cơng ty thì đây là việc làm hiệu quả. Ở cấp độ vĩ mô, tức bảng cân đối tài sản của tồn bộ nền kinh tế, thì các phân tích trên thực ra lại trở thành một lực lượng làm mất ổn định, đẩy xa hơn tình trạng mất ổn định về cho vay và tài chính.

Như vậy, bảng cân đối tài sản không những chẳng cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về những nguy cơ kinh tế mà còn khiến

122 họ tin tưởng một cách sai lầm rằng tình hình thực tế vẫn an toàn. Ở những thị trường tài sản phần lớn phụ thuộc vào việc vay nợ thì giá tài sản khơng thể được coi là một đơn vị đo lường độc lập dùng để xác định mức độ bền vững của tình trạng nợ, hay các mức độ nợ cũng khơng thể được coi là một biến số bên ngoài khách quan dùng để định giá tài sản.

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)