Nhận xét bên lề về lạm phát và thuế khóa

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 84 - 88)

TRUNG ƯƠNG

3.3.22. Nhận xét bên lề về lạm phát và thuế khóa

Hiện nay, tất cả các ngân hàng trung ương đều có mục tiêu về lạm phát rất tương đồng, dù nói ra hay khơng, và có xu hướng hội tụ ở một mức tăng giá hàng hóa và dịch vụ khoảng 2% một năm. Có nhiều lý do để coi mục tiêu này như một con số tích cực hơn là sự bình ổn giá cả hồn hảo với mức lạm phát 0% mỗi năm. Một lý do nữa đối với mục tiêu lạm phát tích cực này liên quan tới một ảnh hưởng được gọi với cái tên tính cứng nhắc của giá danh nghĩa, ngụ ý mọi người khơng thích giảm giá đặc biệt là khi giá cả này là lương của họ. Tuy nhiên, một số nghề có mức giá trị giảm so với thời gian và có tỉ lệ lương giảm so với những ngành

85 khác. Thực tế, việc giảm lương trong thời gian cụ thể dễ dàng hơn khi nói với ai đó rằng anh ta bị cắt giảm lương bằng việc vẫn giữ một số mức lương cố định trong khi mức lương trung bình tăng lên. Một lý do khác để tìm kiếm tỷ lệ lạm phát trung bình tích cực là vì điều này có nghĩa là tỷ lệ lãi suất thường cao hơn mức trung bình, giúp ngân hàng trung ương kiểm sốt các chu kỳ tín dụng dễ dàng hơn; tỷ lệ lãi suất cao giúp các ngân hàng trung ương có nhiều lựa chọn để giảm tỷ lệ lãi suất khi quyết định cần kích thích hoạt động kinh tế bằng việc khuyến khích nhiều khoản cho vay hơn.(24) Lý do thứ ba đối với mục tiêu lạm phát tích cực như đã nói đến là nó cho phép đánh thuế thuận tiện hơn và không gặp nhiều phản đối - như Jean Baptiste Colbert đã nói: Nghệ thuật của việc đánh thuế nằm ở chỗ nhổ được nhiều lơng trong khi chú ngỗng ít kêu nhất.

Hệ thống thuế hiện đại vơ cùng hiệu quả. Đầu tiên, bạn đóng thuế khi bạn kiếm ra tiền (thuế thu nhập) và sau đó là khi bạn tiêu dùng (giá trị gia tăng hay thuế tiêu dùng). Giữa việc bạn kiếm ra cái gì sau khi đóng thuế, và việc bạn sử dụng cái gì vẫn thường có một chút còn lại, chúng ta gọi là khoản tiết kiệm và nếu khơng có lạm phát thì chính phủ có thể thấy rất khó giúp chính bản thân mình có nguồn thu từ khoản ở giữa này. Tuy nhiên, khi xảy ra tình trạng lạm phát thì việc đánh thuế đối với khoản tiết kiệm trở nên khả thi. Khi có tỷ lệ lạm phát tích cực sẽ làm tăng giá tài sản và việc tăng giá này có thể được chuyển đổi thành các khoản doanh thu vốn và các biên lai thuế bất động sản. Thậm chí, điều quan trọng hơn là lạm phát cao hơn thúc đẩy lãi suất tăng và chính phủ có thể đánh thuế thu nhập vào khoản thu trên lãi suất (ta gọi là lợi tức). Chúng ta cùng xem xét những ví dụ sau:

86

Lạm phát là 0% một năm và tỷ lệ lãi suất thực là 2% một năm. Bạn có thể kiếm được tổng cộng là:

0% + 2% = 2% lãi suất

Trong khoản đó, chính phủ lấy một phần khiêm tốn là 40%, nên tất cả bạn kiếm được 1,2% lãi suất một năm, sau thuế. Khơng nhiều lắm nhưng ít nhất thì cũng là khoản dương.

Giờ giả sử lạm phát là 2% một năm và tỷ lệ lãi suất vẫn là 2%. Bạn kiếm được khoản tiết kiệm là 4%. Chính phủ chiếm 40% trong đó, để lại cho bạn khoản lãi suất sau thuế là 2,4% mỗi năm. Điều này hay hơn: bạn kiếm được nhiều gấp đôi. Thêm một bước nữa với tỷ lệ lạm phát là 4% và tỉ lệ lãi suất thực vẫn là 2%. Giờ thì khoản lãi suất trước thuế của bạn là 6% và tỉ lệ sau thuế là 3,6% - thậm chí cịn nhiều hơn. Đối với chính phủ thì thuế tăng từ 0,8% đến 1,6% và cuối cùng là 2,4% một năm. Mọi người đều có lợi.

Mọi người đều có lợi, cho đến khi bạn bắt đầu nghĩ đến việc phải trừ đi lạm phát. Và thực sự tỉ lệ bạn nhận được giảm từ 1,2% từ ví dụ đầu xuống cịn 0,4% ở ví dụ sau và cịn -0,4% ở ví dụ sau cùng.

Giữa hai lưỡi kéo thuế và lạm phát thì tỷ lệ lạm phát khiêm tốn nhất cũng có thể đạt được hiệu quả trong việc chuyển giao tất cả hay hơn tất cả các khoản lợi tức kiếm được lãi suất từ các khoản tiết kiệm của dân chúng cả sang chính phủ.(25)

87 Khả năng in tiền vơ hạn cho phép chính phủ trả bất cứ khoản nợ nào;(26) chính phủ có thể chọn trả lại khoản nợ của mình, hay muốn trả cả các khoản nợ của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, trả nợ qua nhà máy in không bao giờ là một bữa trưa miễn phí, nó tạo ra lạm phát khơng vãn hồi được về lâu dài. Nếu chính phủ sử dụng khoản này để trả nợ thì sau đó lạm phát sẽ tạo ra dòng chuyển đổi sức chi tiêu và tài sản từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước cũng như một dạng đánh thuế. Tuy nhiên, nếu chính phủ in tiền để trả lại hay trợ cấp khoản nợ của khu vực kinh doanh tư nhân thì hậu quả sẽ là quá trình tái phân phối tài sản và sức mua trong khu vực tư nhân.(27)

Nếu mọi người chấp nhận đánh thuế là cần thiết thì chẳng có gì sai khi sử dụng cơ chế lạm phát để tạo ra thu nhập thuế, dù sẽ hay hơn nếu cơ chế này không được đông đảo mọi người hiểu rõ hơn.

Một hậu quả khác nữa của đồng tiền pháp định là qua việc in tiền, ngân hàng trung ương có thể thoải mái tiếp cận với khoản dự trữ vô tận và do đó, quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương không bao giờ cạn kiệt (tiền nội tệ). Tương tự, một chính phủ cũng khơng bị vỡ nợ miễn là chính phủ ấy chỉ vay mượn bằng chính đồng tiền của nước mình. Sự chuyển dịch từ chế độ bản vị vàng sang đồng tiền pháp định làm cho tài chính chính phủ và ngân hàng trung ương trở nên khơng thể vỡ nợ. Chính việc khơng thể vỡ nợ này sẽ phát huy rất nhiều tác dụng, đặc biệt là trong khi có khủng hoảng nhưng nó cũng xóa bỏ một điều chủ chốt, đó là nguyên tắc tài chính.

Keynes là người nhấn mạnh câu chuyện về lạm phát và thuế khóa hơn ai hết:

88

Lê-nin đã tuyên bố rằng cách tốt nhất để xóa bỏ Hệ thống Tư bản là xóa bỏ hệ thống tiền tệ. Qua việc liên tục cho phép quá trình lạm phát, chính phủ có thể sung cơng một cách kín đáo, âm thầm một phần tài sản của người dân. Bằng cách này, họ không chỉ sung cơng mà cịn có thể sung cơng một cách chuyên quyền và trong khi quá trình này làm nhiều người dân bị bần cùng hóa thì thực chất nó cũng làm giàu cho nhiều người. Viễn cảnh của tái sắp xếp một cách chuyên quyền những người giàu không chỉ là vấn đề an ninh mà còn là sự tin tưởng vào tính cơng bằng của sự phân phối tài sản hiện nay. Đối với những người được hệ thống mang lại của trời cho ngồi mong muốn và thậm chí là vượt xa với mong ước của họ thì trở thành “ngư ơng đắc lợi”, là giai cấp tư sản - những người bị lạm phát làm cho bần cùng hóa, khơng hơn gì giai cấp vơ sản. Vì lạm phát tăng và giá trị thực của tiền tệ thay đổi rất nhiều từ tháng này qua tháng khác nên tất cả mối quan hệ bền vững giữa chủ nợ và con nợ tạo ra nền tảng cơ bản của chủ nghĩa tư bản - sẽ trở nên rối loạn và hầu như là vơ nghĩa; và q trình làm giàu thối hóa thành một trị cờ bạc, sổ số may rủi.

Chắc chắn Lê-nin nói đúng. Khơng có gì mờ mịt và chắc chắn hơn khi chuyển giao nền tảng cơ bản của xã hội bằng việc xóa bỏ hệ thống tiền tệ. Q trình này ràng buộc tất cả các lực lượng giấu mặt của quy luật kinh tế phá hủy và đó cũng là một cách mà một triệu phú cũng khơng thể đốn trước được.(28)

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)