TRUNG ƯƠNG
3.2. Con Quái vật Lạm phát và Thuyết Thị trường Hiệu quả
Khi tìm kiếm lời giải thích cho lạm phát, chúng ta lại quay trở lại với người bạn cũ là Thuyết Thị trường Hiệu quả. Đoạn trích của Samuelson ở phần đầu của Chương một cho chúng ta biết thị trường hiệu quả nhờ tính cạnh tranh. Theo Thuyết Thị trường Hiệu quả thì sự cạnh tranh giành khách hàng giữa các nhà cung cấp tự động đảm bảo sự cạnh tranh về giá cả, do đó lúc nào cũng kiểm soát được lạm phát. Thực tế, nếu chúng ta tranh luận nhiều hơn thì có thể dễ dàng kết luận rằng giảm phát hay khơng có lạm phát nên ở trạng thái bình thường: cạnh tranh khích lệ các nhà sản xuất tìm kiếm nhiều phương pháp sản xuất hiệu quả hơn, cho phép họ làm ra hàng hóa với chi phí thấp hơn và cạnh tranh đảm bảo rằng qua thời gian khách hàng sẽ được hưởng lợi từ những chi phí thấp này. Điều được chứng minh ở đây là các thị trường hiệu quả phù hợp với sự giảm phát chứ không phải lạm phát. Dù lý thuyết có nói gì, lạm phát vẫn hiện hữu trong hệ thống kinh tế dù ở mức độ khác nhau. Dù luôn sống lạc quan, nhưng tôi vẫn chưa bao giờ được Con Quái vật Lạm phát cho khơng tiền cũng chưa thấy ai tình cờ thấy con quái vật thần kì ấy. Tơi cũng khơng thể tưởng tượng ra q trình thị trường tự do nào có thể triệu hồi
53 Con Quái vật Lạm phát sống dậy. Một lần nữa, chúng ta lại thấy lỗ hổng trong câu chuyện ngụ ngôn kinh tế ngày nay: mơ hình thị trường hiệu quả khơng thể lý giải cả lạm phát lẫn ngân hàng trung ương - và có lẽ nó chỉ là một mối liên hệ giữa hai điều bí ẩn này.