Chứng chỉ vàng

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 57 - 58)

TRUNG ƯƠNG

3.3.4. Chứng chỉ vàng

Bước nhảy vọt tiếp theo của sự phát triển tiền tệ có tính cách mạng và xuất hiện cùng với sự ra đời của chứng chỉ tiền gửi vàng. Do nền kinh tế ngày càng được mở rộng, sự giảm giá trị, cạo tiền xu và các giao dịch tiền tệ trở nên lớn hơn đồng nghĩa với việc giao dịch bằng tiền vàng cũng khó khăn hơn. Mỗi giao dịch yêu cầu phải đếm, cân và kiểm tra sự nguyên chất và tính xác thực của đồng tiền. Hơn nữa, một vấn đề không bao giờ thay đổi với mọi người chính là vấn đề an ninh, việc cất giấu hàng ngàn đồng sovereign(4) thực sự là quá khó.

Những vấn đề này dẫn tới sự phát triển của các ngân hàng ký gửi vàng. Các nhóm thương gia cùng nhau lập nên các ngân hàng thương mại bảo quản vàng an toàn tại một nơi tập trung. Chất lượng tiền đúc được kiểm tra mỗi khi có người gửi tiền và người gửi tiền được phát cho tấm giấy chứng nhận tiền gửi. Chứng nhận tiền gửi chứng tỏ người đó gửi vàng trong ngân hàng và người có giấy chứng nhận chỉ việc trình tấm giấy đó khi đến ngân hàng nếu họ có yêu cầu đổi tấm giấy chứng nhận ấy lấy lượng tiền vàng như đã gửi lúc đầu.

58 Đối với ngành thương mại, sự phát triển các ngân hàng nhận gửi vàng và việc sử dụng chứng chỉ gửi vàng đơn giản giống như một sự thay đổi kỹ thuật về phương thức vàng được luân chuyển giữa các thương gia. Quá trình thay đổi kĩ thuật này lại đưa tới một hệ thống tài chính hồn tồn mới và đánh dấu sự xuất hiện của những bất ổn tài chính trong thời kỳ hiện đại.

Các ngân hàng nhận tiền gửi sớm phát hiện ra các thương gia gửi vàng rất hiếm khi quay lại lấy số vàng ấy. Hơn nữa, trong hầu hết thời gian, dòng vàng gửi vào và ra hàng ngày rất nhỏ và có xu hướng bù trừ lẫn nhau. Kết quả là các vị giám đốc ngân hàng thấy mình đang ngồi trên đống vàng nhàn rỗi.

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)