TRUNG ƯƠNG
3.4.3. Những người theo chủ nghĩa Keynes là ai?
Do những mâu thuẫn giữa chính sách của trường phái Keynes và những người theo Thuyết Thị trường Hiệu quả, sẽ là rất nhiên khi chúng ta đốn việc quản lý cầu sẽ khơng phổ biến trong những người ủng hộ Thuyết Thị trường Hiệu quả. Tuy nhiên, có một điều thú vị đây không phải là cách mọi thứ phát triển. Ngày nay, thay đổi tỷ lệ lãi suất với mục đích quản lý cầu là thực tế được Cục Dự trữ Liên bang áp dụng nhiều, nơi có những người theo thuyết thị trường hiệu quả mạnh mẽ nhất. Cả sự sẵn sàng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang một cách nhiệt tình và kích cỡ của gói chính sách tài khóa khuyến khích hiện nay của chính phủ Mỹ là chứng cứ rõ ràng về sự nhiệt tình áp dụng các chính sách của Keynes.
Đầu tiên, thật khó có thể hiểu được sự áp dụng các chính sách theo trường phái Keynes vào các chính sách của những người theo trường phái thị trường tự do.
Phép logic chồng chéo được sử dụng để áp dụng chính sách khuyến khích với nguyên tắc thị trường hiệu quả có vẻ miêu tả như sau. Các thị trường hiệu quả có tình trạng cân bằng tự nhiên sẽ tạo ra sản lượng đầu ra lớn nhất. Do đó, bất cứ sự suy giảm nào trong sản lượng đầu ra cũng phải do nền kinh tế đã trượt khỏi mức cân bằng. Và từ sự quan sát này, bất cứ hay tất cả sự thu hẹp kinh tế nào cũng sẽ là các q trình thị trường khơng cịn tự
96 do và do đó cũng cần có các chính sách khuyến khích kinh tế.(31)
Sự không thống nhất chưa được đề cập đến trong biện luận này tất nhiên là thị trường hiệu quả, nên nó sẽ tự tối ưu hóa và do đó sẽ có khả năng thích nghi với những tác động bên ngồi mà khơng có sự trợ giúp của các chính sách kích thích.
Tóm lại, những người theo Thuyết Thị trường Hiệu quả ngày nay đều nhất quán áp dụng chính sách kích thích của Keynes, nồng nhiệt mở rộng việc thực hiện và cùng lúc quên mất rằng chính sách này được sinh ra từ một triết lý chống đối với Thuyết Thị trường Hiệu quả. Rõ ràng, sự tan vỡ trong lập luận ở điểm này đã không giúp làm nên một lý thuyết tốt được.