4. CÁC THỊ TRƯỜNG ỔN ĐỊNH VÀ KHÔNG ỔN ĐỊNH
4.1. Tính tư lợi trở thành thị trường hiệu quả
Câu nói trên là một trong số ba dẫn chứng nổi tiếng về thuyết bàn
tay vơ hình (invisible hand) của Adam Smith. Rõ ràng trong ngữ
cảnh đoạn văn của Smith thì thuật ngữ ‘bàn tay vơ hình’ ở đây được sử dụng để ám chỉ lợi ích của việc khuyến khích theo đuổi tính tư lợi; tuy nhiên, ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi để diễn đạt ý tưởng thị trường vốn đã tự tối ưu hóa. Ý trọng
101 tâm của thuyết này là các thị trường tự có khả năng thích nghi và ổn định. Nói khác đi thì thị trường phải là các hệ thống ổn định, hiệu quả; khi bị gián đoạn, thị trường có khả năng tái sắp xếp thích nghi với sự gián đoạn và có khả năng tìm đến mức giá thị trường và phân phối nhân lực tối ưu trong trạng thái cân bằng mới. Điều chắc chắn không xảy ra trong thị trường hiệu quả chính là ảnh hưởng của một sự gián đoạn nhỏ ban đầu có thể được khuếch đại lên vô tận các lực nội tại của thị trường. Luận điểm của chương này là sự hiện diện của tính ổn định được dùng để biện minh hợp lý cho thị trường hàng hóa và dịch vụ, nhưng những biện luận này không áp dụng cho thị trường tài sản, thị trường tín dụng và hệ thống thị trường vốn nói chung. Người ta cho rằng khi thị trường tín dụng và tài sản bị can thiệp mở rộng hay thu hẹp thì về ngun tắc, sẽ khơng có giới hạn và trạng thái cân bằng ổn định.
Để hiểu sự khác biệt cơ bản trong hành vi của thị trường hàng hóa và thị trường tài sản, hãy xem xét một thị trường giả định như sau:
Tất cả các thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, thị trường bán hàng hóa và dịch vụ;
Tất cả các thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy, thị trường bán tài sản và cấp các khoản nợ.
Để mọi chuyện đơn giản, thị trường hàng hóa chỉ bán bánh mì và khoai tây (phải ln có ít nhất một người bán bánh mì trong những câu chuyện thế này) và thị trường tài sản chỉ bán cổ phiếu và cung ứng các khoản vay nợ.
102