Đây có phải là một ngành khoa học?

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 46 - 49)

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG?

2.11. Đây có phải là một ngành khoa học?

Trong cái vòng quay luẩn quẩn này, một cái bong bóng tài sản bắt đầu được bơm phồng lên cùng với bong bóng tín dụng liên quan. Những “ca sĩ” tiên phong của trường phái thị trường tự do cùng hát vang bài ca quen thuộc: thị trường hiểu nhiều nhất, thị trường hiệu quả, khơng có bong bóng nào cả, hãy để thị trường hoạt động. Trong khi giá tài sản tăng và tín dụng mở rộng thì thuyết tính hiệu quả của thị trường bắt đầu trở thành quan trọng nhất. Nhưng ngay sau khi giá tài sản bắt đầu giảm và bong bóng tín dụng bắt đầu vỡ thì những “ca sĩ” này bắt đầu đổi tông khác. Những người làm việc trong thị trường tự do vứt bỏ thơng điệp của mình, chẳng theo khn khổ nào, tự sáng tác ra bài hát mới: ngân hàng trung ương phải giảm tỉ lệ, chính phủ phải khuyến khích, tín dụng khơng được thu hẹp và giá tài sản không được phép giảm. Mấy ca sĩ tiên phong hát hết bài này đến bài khác nhưng vơ tình họ cũng khơng nhận thức được lời hát của mình rất khơng thuận tai, những “ca sĩ” hát đệm cho họ cũng giữ một giọng tức cười cố định: thị trường ổn định, thị trường ổn định, thị trường ổn định.

47 Người ta cũng yêu cầu chúng tôi tán thành một thuyết kinh tế đối với một nền kinh tế mở rộng và một học thuyết khác chẳng mấy phù hợp đối với một nền kinh tế bị thu hẹp. Những biểu hiện của tình hình bất ổn tài chính đang khơng được quan tâm đến, điều này rõ ràng là cả thế giới đều hiểu, và chức năng của các ngân hàng trung ương hồn tồn khơng thể lý giải nổi.

Đối với một lĩnh vực học thuật, khát vọng đạt đến sự nhất trí về kinh tế của nền khoa học ngày nay đang trong trạng thái rất tức cười, cả sự khơng nhất qn nội bộ và hồn tồn mâu thuẫn với cơ sở đã được chứng minh. Nếu Isaac Newton đặt ra cho bản thân những tiêu chuẩn tương tự thì ơng sẽ phát minh ra ba định luật về trọng lực; ông sẽ cho chúng ta biết một quả táo sẽ ra sao khi bị ném lên không trung; một định luật khác nữa nói cho chúng ta biết quả táo ấy sẽ ra sao khi rơi xuống đất; và một định luật thứ ba nói cho chúng ta biết quả táo không hề di chuyển.

2.12. Kết luận

Các lý thuyết kinh tế cho chúng ta biết thị trường tài chính ổn định và khơng bao giờ bị định giá nhầm; kinh nghiệm cũng chỉ ra rằng điều này luôn sai. Các học thuyết về thị trường hiệu quả nói rằng khơng cần đến ngân hàng trung ương; hầu hết các nhà kinh tế học cho rằng các học thuyết về kinh tế hiệu quả đúng và các ngân hàng trung ương cần thiết nhưng không thể lý giải tại sao. Một vài ngân hàng trung ương cho rằng lượng cung tiền quan trọng đối với chính sách tài chính trong khi những ngân hàng khác lại nghĩ lượng cung tiền khơng quan trọng đối với chính sách tiền tệ. Hiện nay, sự nhất trí chung chính là các ngân hàng trung ương đã phạm sai lầm và vơ tình tạo ra điều kiện dẫn đến tình hình khủng hoảng tín dụng hiện thời. Thật đáng buồn là khi chúng ta

48 xem xét một nghịch lý kinh tế để chỉ ra một quan điểm là sai lầm và cách thức để chúng ta có thể khắc phục điều đó, thì chúng ta cũng phát hiện ra rằng thậm chí một khn khổ để thảo luận vấn đề này cũng khơng có.

Trước khi có thể tính tốn điều gì khơng hay xảy ra với chính sách ngân hàng trong thời điểm sắp xảy ra khủng hoảng hiện nay thì, đầu tiên chúng ta phải tính tốn xem chính sách tiền tệ nên như thế nào. Tuy nhiên, trước khi chúng ta có thể tiếp cận được câu hỏi này, chúng ta phải tính tốn liệu có để ngân hàng trung ương tồn tại hay khơng.

Nếu trường phái của Friedman đúng và các thị trường tài chính do sự hiện diện của ngân hàng trung ương mà bất ổn định thì liệu chúng ta có nên đóng cửa những ngân hàng này ngay lập tức. Nếu trường phái của Keynes/Minsky đúng, tức là thị trường không hiệu quả và luôn bất ổn, ngân hàng trung ương cần thiết để duy trì sự ổn định thì chúng ta phải tính tốn xem điều gì dẫn đến sự thất bại của những chính sách bất ổn sau này và làm sao để trong tương lai có thể áp dụng những chính sách này hiệu quả hơn.

Để chứng minh cho quan điểm của mình, chương sau chúng ta sẽ bàn luận về những sai lầm chết người của Thuyết Thị trường Hiệu quả, các thị trường tài chính bất ổn và ngân hàng trung ương là một phần quan trọng của cấu trúc tài chính. Các chương sau sẽ bàn tới việc một vài ngân hàng trung ương, do quá tin tưởng vào thuyết thị trường hiệu quả đã dẫn đến các chính sách làm khuếch đại chứ khơng hề giảm nhẹ tính bất ổn của thị trường.

49

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)