Mác gửi ăng-ghen ,6 tháng ba 1862 mác gửi ăng-ghen ,6 tháng ba 1862

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 3 pptx (Trang 45 - 47)

giao thương với những thị trường khác từ thời kỳ tìm ra các mỏ vàng ở Ca-li-phoóc-ni-a và ở Ô-xtơ-rây-li-a263. Ngoài ra, trong các bản báo cáo trước đây, Hồng Công - trong tư cách là thuộc địa của Anh - được xem xét riêng, tách khỏi Trung Quốc, cho nên xuất khẩu ở mục "Trung Quốc" luôn luôn (từ những năm 40) có khối lượng ít hơn là tổng khối lượng xuất khẩu nói chung. Sau chót, kể từ năm 1859, mức tăng đạt được trong năm 1861 đã giảm xuống bằng mức trước kia.

Báo cáo của bộ thương mại năm 1861 cho thấy vai trò của các thị trường khác nhau đối với xuất khẩu của nước Anh đã thay đổi nhiều do cuộc khủng hoảng ở Mỹ. Đứng hàng đầu là ấn Độ với

kim ngạch là 17 923 767 p.xt. (bao gồm cả xứ Xây Lan và Xin-ga-po; riêng ấn Độ là 16 412 090 p.xt.).

Thị trường đứng thứ hai, xét về ý nghĩa, là nước Đức, thường

chiếm vị trí thứ tư. Năm 1860 tổng khối lượng xuất khẩu sang

nước này là 13 489 513 p.xt., năm 1861 là 12937273 (chưa kể khối lượng xuất khẩu qua Hà Lan và - ở mức ít hơn - qua Bỉ). Nếu tính đến ý nghĩa kinh tế ấy của nước Đức đối với nước Anh, thì trong những điều kiện khác, liệu chúng ta có thể đưa ra một chính sách ngoại giao nào để đối chọi với Giôn Bu-lơ vụng về!

Năm nay nước Pháp giữ vị trí thứ năm. Năm 1860 khối lượng xuất khẩu là 5249980; năm 1861 là 8896282, nhưng đó là gộp cả

Thuỵ Sĩ. Nhưng đối với Pháp thì giờ đây nước Anh là thị trường số

một.

Trong tổng khối lượng xuất khẩu trị giá 125 115 133 p.xt. (năm 1861) thì có 42 260 970 p.xt. là thuộc về "các lãnh địa" và "các thuộc địa" của Anh. Nếu cộng vào đây tất cả những gì mà nước Anh xuất khẩu sang châu á, châu Phi và Mỹ - ngoài con số đó - thì nhiều nhất chỉ còn lại từ 23% đến 24% là khối lượng xuất khẩu sang các

nước châu Âu. Nếu nước Nga trong tương lai vẫn sẽ tiến ra xa ở châu á với nhịp độ mạnh mẽ như trong mười năm gần đây - đến khi nó tập trung mọi nỗ lực của mình vào ấn Độ - thì thị trường thế giới của Giôn Bu-lơ sẽ đến hồi cáo chung; kết cục ấy sẽ còn được đẩy nhanh nhờ chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ mà giờ đây chắc là họ sẽ không mau chóng từ bỏ, ít ra cũng là để trả thù Giôn. Ngoài ra, Giôn Bu-lơ còn khiếp đảm nhận ra rằng những thuộc địa chủ yếu của ông ta ở Bắc Mỹ và ở Ô-xtơ-rây-li-a đang trở thành những đối tượng áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch ở một mức độ y như Giôn Bu-lơ trở thành người theo chủ nghĩa mậu dịch tự do. Thái độ ngu dốt tự mãn, không thể sửa được của Giôn khi ông ta ca ngợi “chính sách tích cực” của Pam1

ở châu á

và ở Mỹ, - sẽ bắt ông ta phải trả giá hết sức đắt.

Tôi thấy có điều không chắc chắn lắm là việc phía miền Nam sẽ ký hoà ước trước ngày 1 tháng Bảy 1862. Nếu phía miền Bắc 1) đảm bảo cho mình có được những bang ở giáp biên giới - xét về thực chất thì ngay từ đầu cuộc chiến, vấn đề đặt ra là những bang này; 2) chiếm được bang Mít-xi-xi-pi đến Tân Oóc-lê-ăng và Tếch-dát thì sẽ mở đầu giai đoạn thứ hai của cuộc chiến, trong đó phía miền Bắc, chẳng cần có những nỗ lực quân sự đặc biệt nào cả, đơn giản bằng cách cô lập, cuối cùng sẽ buộc được các bang nằm dọc vịnh Mê-hi-cô phải trở về với Liên bang theo ý của mình. Hành vi của Bu-lơ trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh này có lẽ là hành vi vô sỉ nhất trong tất cả những điều đã từng diễn ra.

Sách xanh về Mê-hi-cô264 đã vượt - xét về tính chất thô bỉ của hành vi phía nước Anh - tất cả những gì mà từ trước đến nay người ta biết đến trong lịch sử. Đem so với ngài S. Len-nốc-xơ Oai-cơ thì Men-si-cốp tỏ ra là một đấng trượng phu đích thực. Tên đểu cáng _____________________________________________________________

408 mác gửi ăng-ghen, 6 tháng ba 1862 mác gửi ăng-ghen, 6 th áng ba 1862 409

ấy không chỉ thể hiện sự sốt sắng không gì cản nổi trong việc thực thi những chỉ thị mật của Pam, mà hắn còn cố trả thù một cách thô bỉ cả về việc bộ trưởng ngoại giao Mê-hi-cô (nay đã về hưu) - ngài Xa-ma-cô-na, nguyên là nhà báo - đã trước sau như một chứng minh sự vượt trội của mình về nghiệp vụ trao đổi văn thư ngoại giao. Về văn phong của gã này thì dưới đây tôi xin dẫn ra một vài mẩu lấy từ các công văn khẩn của ông ta gửi Xa-ma-cô-na:

Hành động tự tiện ngừng trong hai năm mọi khoản thanh toán265

và làm cho các bên hữu quan bị mất tiền của họ trong giai đoạn thời gian ấy, điều đó có nghĩa là, đối với họ, bị mất tuyệt đối những giá trị lớn biết bao nhiêu .

Người đang chết đói có thể, trong con mắt của mình, coi việc ăn cắp bánh mì là chính đáng, vì cho rằng sự tất yếu có tính chất mệnh lệnh bắt anh ta phải làm việc đó; nhưng lý lẽ ấy không thể bào chữa, xét về mặt đạo đức, cho việc anh ta vi phạm luật pháp, mà sự vi phạm ấy cũng có một ý nghĩa - nếu gạt sang một bên mọi thứ tình cảm uỷ mị - y như khi hành động phạm tội không có tình huống giảm tội.

Nếu anh ta thật sự đang chết đói thì trước hết, anh ta phải xin người thợ làm bánh giúp anh ta giảm cơn đói, nhưng hành động như thế (chết đói chăng?) theo ý muốn của mình, không được ai cho phép, thì điều đó có nghĩa là hành động như chính phủ Mê-hi-cô đã hành động trong trường hợp này đối với những chủ nợ của mình .

Về quan điểm mà xuất phát từ đó, ngài xem xét vấn đề - như điều này đã

được thể hiện trong bức công hàm nêu trên của ngài, - thì xin ngài hãy thứ lỗi, nếu tôi nói rằng không thể thảo luận bức công hàm ấy một cách đơn phương mà lại không chú ý đến cả ý kiến của những người phải trực tiếp chịu thiệt thòi vì việc áp dụng trên thực tế những ý tưởng đó xuất phát từ ngài .

Sau khi lần đầu tiên nhận được tin về biện pháp bất thường này, tôi hoàn toàn có quyền thể hiện thái độ bất bình của mình sau khi trông thấy nó được công bố trong các bản thông cáo dán ở các phố đông người…

Tôi cần thi hành bổn phận đối với chính phủ của mình, cũng như đối với chính phủ mà tôi được đặt ở bên cạnh, bổn phận ấy thúc giục tôi… v.v..

Tôi cắt đứt mọi quan hệ chính thức với chính phủ của nước cộng hoà này cho đến khi chính phủ của nữ hoàng thi hành tất cả những biện pháp mà họ thấy cần .

Xa-ma-cô-na viết thư nói với ông ta rằng những vụ xáo trộn ở

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 3 pptx (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)