Mác gửi Ăng-ghen, 3 tháng ba 1862 mác gửi Ăng-ghen, 3 tháng ba 1861

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 3 pptx (Trang 41 - 42)

Công bố lần đầu trong cuốn sách: "Der Briefwechsel zwischen F. Engels und K. Marx". Bd.III, Stuttgart, 1913

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức 125 mác gửi Ăng-ghen ở Man-se-xtơ [Luân Đôn], 3 tháng Ba 1862 Ăng-ghen thân mến!

Hôm nay tôi cử vợ tôi đến hiệu cầm đồ xem có thể làm được gì ở đó không, vì tôi đã nhận được lá thư hết sức thô bỉ của tay chủ cho tôi thuê nhà, và nếu thằng cha ấy cử đến nhà tôi một người kê biên tài sản258, thì xin trời rủ lòng thương xót tôi…

Rượu vang vẫn chưa tới nơi.

Sẽ rất tốt nếu trong tuần này (trước sáng thứ sáu), anh gửi cho tôi bài viết bằng tiếng Anh về cuộc chiến ở Mỹ. Anh có thể viết hoàn

toàn không gò bó mình. Tờ "Tribune" sẽ đăng bài này như là bức thư

của một sĩ quan ngoại quốc. Nota bene: tờ "Tribune" căm ghét Mác-Clen-lan, là người liên minh với đảng dân chủ và là người -

trong khi ông ta còn là tổng tư lệnh tất cả các đạo quân - đã cản

trở từng chiến dịch bằng sự can thiệp trực tiếp của mình, - chẳng những ở tuyến sông Pô-tô-mác (tại nơi đây có thể là sự can thiệp ấy đã có lý do xác đáng), mà còn ở tất cả các chiến trường, đặc biệt ở phía Tây. (Ông ta cũng là linh hồn trong vụ âm mưu hết sức bỉ ổi chống lại Phri-môn259.) Tiếp nữa, cũng ông Mác ấy, vì tuân theo tinh

thần phân biệt đẳng cấp và vì căm ghét các nhân vật dân sự, nên y đã che chở cho tất cả bọn phản bội trong quân đội, chẳng hạn, viên đại tá Mây-nác-đơ và tướng Xtôn. Việc bắt giữ tướng Xtôn diễn ra một hoặc hai ngày sau khi Clen-lan bị truất khỏi chức tổng tư lệnh tất cả các đạo quân. Nhân vật "đại diện" trâng tráo ở Oa-sinh-tơn của tờ "New - York Herald"1 cũng bị bắt vì là gián điệp bất đắc dĩ của Mác - Clen-lan, và sau khi nhân vật này ngay trước đó đã mời toàn bộ ban tham mưu của Mác - Clen-lan đến nhà mình ăn bữa sáng có cả rượu sâm banh.

Chắc anh còn nhớ, ngay từ đầu tôi đã nói với anh rằng những hy vọng gửi gắm vào việc buôn bán với Trung Quốc sẽ chẳng đưa đến kết quả gì. Bản báo cáo gần đây nhất của Bộ thương mại260

khẳng định điều này: Năm 1860 p.\xt. Năm 1861 p.\xt. Trung Quốc… 2 872 045 3 114 157 Hồng Công… 2 445 991 1 733 967 Tổng cộng… 5 318 036 4 848 124

Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm. Xuất khẩu trực tiếp thì tăng, xuất khẩu qua ngả Hồng Công đã giảm đi.

Trong khi đó, người Nga đã lại chiếm lấy một đảo rất tốt ở bờ biển Triều Tiên. Cộng thêm vào đó những "Vùng chiếm đóng" mới ở Gia-va2

, thì anh sẽ thấy rằng họ đã được đảm bảo khống chế phần phía bắc của Thái Bình Dương. Toàn bộ báo chí Anh, dưới ảnh hưởng của Pam3

, đã tỏ ra thân Nga đến mức nào, điều đó được chứng minh _____________________________________________________________

1 Ai-xơ.

2 Cần hiểu là: ở Nhật Bản (xem tập này, tr. 295-296). 3 Pan-mớc-xtơn.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 3 pptx (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)