Phrai-li-grát đã thay đổi đến mức thậm chí anh ta rất miễn
cưỡng nhận chiết khấu ở chỗ Bi-sốp-xhai-mơ những kỳ phiếu của tôi ghi tên tờ "Tribune". Nhưng hoàn toàn không kể thiện ý như
thế nào, anh ta quả thật không thể, nhất là sự phá sản tiềm ẩn của ngân hàng của anh ta thì toàn thể Luân Đôn đã biết.
Cùng lúc với lá thư gửi anh, tôi còn thông báo cho Đron-ke biết rằng tôi đã có sự thoả thuận với anh ta là do hiểu nhầm, và vì vậy tôi đề nghị coi sự thoả thuận ấy là không có hiệu lực. Đồng thời, tôi còn thông báo cho anh ta biết là nếu anh ta có thể chiết khấu tấm kỳ phiếu ghi tên tôi mà không cần đến sự trung gian của
người khác, thì đó là điều rất vui đối với tôi. Tôi đã buộc phải viết như vậy cho anh ta, vì tôi không thấy có lối thoát nào khác, và tôi thật sự bị một mối nguy cơ to lớn đe doạ. Địa chỉ của anh ta như sau: 49, Oldhall Street, Liverpool; trên phong bì phải ghi chữ: "Thư riêng". Căn cứ vào những lời cam đoan của chính Đron-ke (song tôi cho rằng anh ta còn ở Niu-cát-xơ, chứ tuyệt nhiên không phải ở Li-vớc-pun), anh ta có ý định thu xếp việc này hoàn toàn thông qua chủ ngân hàng của chính anh ta.
Đáng tiếc là tôi đã không ngăn cản được vợ tôi tìm hiểu nội dung bức thư của anh, vì thư ấy đề cập đến những thủ tục tác nghiệp về kỳ phiếu. Mà những chuyện như vậy bao giờ cũng gây ra những suy nghĩ dị thường nào đó ở bà ấy.
Về cuộc chiến tranh với nước Mỹ thì có thể là Pam1
sẽ phát động được cuộc chiến ấy, nhưng làm việc đó không phải dễ. Ông ta cần có một cái cớ, nhưng tôi không nghĩ rằng Lin-côn sẽ tạo ra cái cớ
ấy. Một bộ phận nội các - Min-nơ Ghíp-xơn, Glát-xtôn, ở mức độ
nào đó có cả Lu-ít - không thể bị ngu muội đến mức như Giôn _____________________________________________________________
1 - Pan-mớc-xtơn.
Rớt-xen.
Xét về bản thân sự việc thì nếu căn cứ vào luật biển hiện hành của Anh, người Mỹ không vi phạm điều gì cả, xét về thực chất
cũng như về hình thức. Về vấn đề luật vật chất, thì bản thân các luật gia hoàng gia Anh đã giải quyết vấn đề theo tinh thần này252. Nhưng vì Pam cần có một cái cớ cho nên họ đã vin vào error in forma1
, vào khía cạnh kỹ thuật của vấn đề, dựa vào thủ thuật pháp lý. Nhưng thậm chí cả điều đó cũng không đúng. Căn cứ vào luật biển của Anh, cần phân biệt hai điều: chiếc tàu của nước trung lập chở hàng và người của kẻ địch, hay chở hàng buôn lậu
về quân sự, bất kể đó là đồ vật hay người. Trong trường hợp nói
sau thì tàu đó cùng với hàng hoá và người phải bị chặn giữ và đưa vào cảng chờ toà án phán quyết. Còn trong trường hợp thứ nhất,
nếu không có sự hoài nghi nào, rằng hàng hoá đã không được chuyển thành sở hữu của quốc gia trung lập (đối với người thì
điều đó không thể thực hiện được), thì hàng hoặc hành khách của kẻ địch phải bị chặn giữ và tịch thu ở ngoài biển khơi, còn tàu v.v. thì được thả. Những quy tắc pháp lý ấy - không phụ thuộc vào các nhà đương cục - nước Anh đã luôn luôn tuân thủ trong thực tế, tôi thấy rõ điều này sau khi đọc trên tờ "Cobbett's Register"2
toàn bộ câu chuyện về những vụ tranh chấp với các quốc gia trung lập, kể từ năm 1793.
Mặt khác, vì các luật gia hoàng gia Anh chỉ hạn chế trong việc xác nhận error in forma, nghĩa là thừa nhận người Mỹ có quyền tịch thu và đưa vào cảng để toà án xét xử mọi chiếc tàu của Anh chuyên chở kẻ địch, - cho nên người Mỹ hoàn toàn không thấy khó khăn gì trong việc tuyên bố - và theo ý kiến tôi, họ sẽ làm đúng như vậy - rằng họ lấy làm thoả mãn với sự nhượng bộ ấy, rằng sau này họ sẽ _____________________________________________________________
1 - sai sót về hình thức.
388 mác gửi Ăng-ghen, 3 tháng ba 1862 mác gửi Ăng-ghen, 3 tháng ba 1862 389 tuân thủ mọi thể thức khi tiến hành chặn giữ v.v., và trong trường tuân thủ mọi thể thức khi tiến hành chặn giữ v.v., và trong trường
hợp này họ đồng ý giao nộp Me-dơn và Xlai-đen.
Dĩ nhiên, nếu Pam muốn chiến tranh bằng mọi giá thì hắn sẽ đạt được việc đó. Nhưng tôi thiết nghĩ đây không phải là mục tiêu của
hắn. Nếu người Mỹ sẽ hành động như tôi giả định thì Pam sẽ đưa
ra cho Giôn Bu-lơ ngu ngốc những bằng cứ mới chứng tỏ rằng ông ta là một "bộ trưởng đích thực của nước Anh"253. Khi ấy ông ta có thể dám làm thật sự mọi chuyện. Ông ta sẽ lợi dụng cái cớ này để: 1)ép người Mỹ phải công nhận bản Tuyên bố Pa-ri về quyền của các nước trung lập254 v.v.;
2)tìm cách lấy cớ đó thực hiện điều mà cho đến nay ông ta chưa dám làm - đề nghị nghị viện và buộc nghị viện phê chuẩn
việc từ bỏ luật biển cũ của Anh mà Cla-ren-đôn thực hiện theo sự uỷ nhiệm của ông ta (của Pam), ở sau lưng nhà vua và không cho nghị viện hay biết. Pam đã già, mà người Nga thì từ thời Ê-ca-tê-ri-na II đã tìm cách đòi có sự thừa nhận bản Tuyên ngôn Pa-ri. Để làm việc này họ còn thiếu hai điều: sự phê chuẩn
của nghị viện Anh và sự gia nhập của Hợp chúng quốc. Trong
trường hợp này, cả hai điều đó đều sẽ đạt được. Tôi cho rằng toàn bộ vở kịch hiếu chiến này chỉ là bộ đạo cụ nhà hát được dùng để đặt ra cho Giôn Bu-lơ khù khờ phải chấp nhận việc từ bỏ hoàn toàn luật biển cũ của chính mình, một cách có lợi cho nước Nga, coi đó như là thắng lợi đối với người Mỹ nhờ sự dũng cảm của vị "bộ trưởng đích thực của nước Anh".
Cái cớ thứ yếu để tạo ra trò ầm ĩ hiếu chiến ấy là: đánh lạc hướng sự chú ý khỏi vấn đề Ba Lan (ngay cả những anh chàng như Cơ-ninh-hem ở Brai-tơn cũng đòi hỏi, tại các cuộc mít-tinh quần chúng, phải chấm dứt việc tiếp tục trả khoản vay Hà Lan - Nga255) và đánh lạc hướng sự chú ý khỏi vấn đề Đan Mạch, tại đó hiện nay
nước Nga đang làm công việc loại bỏ Gluých-xbuốc - nhân vật ngấp nghé ngôi vua, do chính nước Nga đưa lên.
Dĩ nhiên, có khả năng người Mỹ sẽ không nhượng bộ, lúc đó, vì bị ràng buộc bởi những sự chuẩn bị từ trước và những bài diễn văn khoác lác, Pam sẽ buộc phải khởi đầu cuộc chiến. Tuy vậy, tôi sẵn sàng bỏ 100 đánh cuộc lấy 1, rằng điều đó sẽ không xảy ra.
Chào anh.
C.M. của anh
Công bố lần đầu có lược bớt trong cuốn sách: "Der Briefwechsel zwischen F. Engels und K.Marx". Bd. III, Stuttgart, 1913; công bố toàn văn bằng tiếng Nga trong Marx - Engels Gesamtausgabe. Dritte Abteilung, Bd. 3, 1930vàtrong C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất, t. XXIII, 1930
In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức
122
mác gửi Ăng-ghen
ở Man-se-xtơ
[Luân Đôn], 27 tháng Chạp 1861
Ăng-ghen thân mến!
Vào lúc thế giới bên ngoài bắt đầu làm tôi khó chịu bằng "những sự cảnh cáo" của nó, thì tôi đã viết thư - vì tôi không muốn quấy
390 mác gửi Ăng-ghen, 25 th áng hai 1861 391 rầy anh mãi - cho cả Di-ben, ngoài những lá thư cho mẹ tôi và