thứ đó.
Đến cuối tháng, thu nhập của tôi nhiều nhất cũng chỉ đến 30 pao, vì những kẻ tồi tệ ấy ở báo "Presse" đã không đăng một phần các bài của tôi. Tất nhiên, tôi cần phải quen làm việc chỉ "trong khuôn khổ lý trí Đức”. (Đồng thời trên tờ báo của mình, họ còn dấy lên chuyện ầm ĩ xung quanh các bài báo của tôi.)
Số nợ của tôi (kể cả lợi tức mà tôi phải trả ở hiệu cầm đồ v.v.) là 100 pao. Thật lạ lùng: tình trạng thiếu mọi nguồn thu nhập, cùng với tình trạng không có khả năng trả hết tất cả các món nợ vào một lúc, lại vẫn làm nổi lên tình trạng khốn đốn trước đây, mặc dù đã có tất cả sự giúp đỡ.
Hôm nay tôi đã viết thư cho Đron-ke, vì anh ấy còn nợ tôi một số khoản. Nhưng tôi chỉ nhắc nhẹ nhàng chuyện này, không hề thúc ép, tôi dám nói với anh ta rằng nếu anh ta có thể tạm ứng tiền cho tôi, thì chắc là anh sẽ không từ chối đảm bảo trả khoản tạm ứng ấy.
Khi nào tôi thoát ra khỏi tình trạng khốn nạn này thì với sự giúp đỡ của Niu Oóc và của Viên, tôi sẽ có thể tồn tại dù chỉ là qua quýt.
Vợ tôi bị những cơn động kinh rất nguy hiểm, và bác sĩ A-len đã mấy ngày lo lắng cho vợ tôi. Ông ấy biết, hay nó đúng hơn, đoán được vấn đề là ở chỗ nào, nhưng ông ta quá tế nhị nên không nói điều không thích đáng. Bà ấy thật tội nghiệp, vẫn còn rất đau ốm. Song với nghị lực tinh thần của bà ấy, tôi không hoài nghi gì rằng khi tình hình trở nên tốt thì bà ấy sẽ lại hồi phục ngay.
Như tôi đã tuyên bố trên tờ "Presse"1
ngay từ những ngày đầu, sẽ không nổ ra chiến tranh với Mỹ, và tôi chỉ còn lấy làm tiếc rằng tôi đã không có phương tiện để lợi dụng - trong thời kỳ điên loạn _____________________________________________________________
1C.Mác. "Vụ đụng độ với tàu "Tơ-ren-tơ"".
này - sự ngu ngốc của sở giao dịch, nơi ngự trị của hãng Rai-tơ và báo "Times".
Tôi đồng ý với ý kiến phê phán của anh đối với ít-txi-gơ (anh ta đã từ Phlo-ren-xi-a viết cho tôi rằng đã có "cuộc gặp gỡ rất thú vị" với Ga-ri-ban-đi v.v.). Tập thứ hai1
hay hơn, chí ít cũng là nhờ có những đoạn trích bằng tiếng la-tinh. Tính tư tưởng xuyên suốt, còn phương pháp biện chứng thì vận dụng không đúng. Hê- ghen chưa bao giờ gọi việc quy nhiều "trường hợp ngẫu nhiên" thành nguyên tắc chung là phép biện chứng.
Công việc của tôi đang tiến triển, nhưng chậm chạp250. Quả thật, trong hoàn cảnh hiện tại không thể nhanh chóng giải quyết được những vấn đề lý luận như thế. Dù sao thì cuốn sách ấy cũng trở nên nổi tiếng hơn nhiều, nhưng phương pháp không nổi rõ lắm như ở phần đầu2
. Chào anh.
C.M. của anh
Công bố lần đầu trong cuốn sách: "Der Briefweschsel zwischen F. Engels und K. Marx". Bd.III, Stuttgart, 1913
In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức 120 mác gửi Ăng-ghen ở Man-se-xtơ [Luân Đôn], 13 tháng Chạp 1861 _____________________________________________________________
1Ph. Lát-xan. "Hệ thống các quyền đã giành được". 2 C.Mác. "Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị".
384 mác gửi Ăng-gh en, 19 tháng chạp 1861 mác gửi Ăng-ghen, 19 th áng chạp 1861 385 Phrê-đê-rích thân mến! Phrê-đê-rích thân mến!
Rất cám ơn về bức thư của anh.
Để bồi hoàn về tác phẩm trước, Đron-ke đã gửi ngay 5 pao và hôm qua anh ấy đã đích thân đến đây, có cuộc gặp gỡ với một trong số các giám đốc của mình.
Anh ta muốn thử chiết khấu các kỳ phiếu. Tôi đã tuyên bố ngay với anh ta rằng điều kiện chủ yếu là làm sao những kỳ phiếu ấy không được cho lưu chuyển trước khi hết hạn.
Con cẩu Cô-lơ ấy đã áp dụng thủ đoạn khác. Hắn không đưa vụ việc ra toà án quận, mà chuyển vụ kiện này lên toà án của đốc lý, nâng vụ kiện lên đến 20 pao, làm như thể tôi có bổn phận chịu mọi phí tổn về tác phẩm “Ngài Phô-gtơ”. Đó là lời đáp lại đơn phản tố của tôi.
Luật sư của tôi, ông Héc-bớc Xít-ni, xuất phát từ những lý do thể thức, cho rằng cần phải đâm đơn phản tố cũng lên toà án ấy. Tất cả tính phức tạp là ở chỗ sự thoả thuận của tôi với Pết-sơ đã không được ký kết bằng văn bản.
Sức khoẻ vợ tôi đã tốt hơn. Chào anh.
C.M. của anh
Công bố lần đầu trong cuốn sách: "Der Briefwechsel zwischen F. Engels und K. Marx". Bd.III, Stuttgart, 1913
In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức 121 mác gửi Ăng-ghen ở Man-se-xtơ [Luân Đôn], 19 tháng Chạp 1861 Ăng-ghen thân mến!
Anh biết đấy, câu chuyện với Đron-ke1
đã xảy ra như thế nào. Tôi viết thư cho anh ta không phải về tấm kỳ phiếu, mà về vấn đề tiền. Đương nhiên, nhân vấn đề ấy tôi đã phải thông báo cho anh ta về tình thế gay cấn mà tôi lâm vào, và cũng như bất kỳ người nào khác, anh ta phải coi và thực tế anh ta coi tình thế ấy là tự nhiên do những sự kiện ở Mỹ. Sau khi nhận được thông báo, anh ta đã đến gặp tôi, và như vậy đã nảy sinh vụ thoả thuận mà tôi sẽ không nghĩ đến, nếu như trong thư anh đã không nói rõ ràng
rằng anh sẵn sàng thanh toán tấm kỳ phiếu ấy, nếu tôi có thể chiết khấu nó qua sự trung gian của Phrai-li-grát, "hoặc của một người khác nào đó"251. Tôi viết điều này ra để khỏi bị trách là không khiêm nhường, mà thật ra không phải như vậy.
Như tôi đã lường trước, với Phrai-li-grát chẳng được gì cả. Anh ta chỉ có một người thợ may, vả lại đã mất hút ông này lúc xảy ra câu chuyện với tờ "Tribune", - sau khi hai người tuỳ phái của anh ta lấy 70 pao quần áo - theo thư giới thiệu của anh ta - đã chuồn đi mà không trả một pao nào cả. Cộng vào đó, quan hệ giữa tôi và
_____________________________________________________________