Hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

a. Hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục được hiểu theo hai cấp độ:

- Theo nghĩa rộng: Hoạt động giáo dục là loại hình giáo dục đặc thù của xã hội loài người nhằm tái sản xuất những nhu cầu của cải và năng lực của con người để duy trì phát triển xã hội, để hoàn thiện các mối quan hệ xã hội thông qua các hình thức, nội dung, biện pháp tác động có hệ thống, có phương pháp, có chủ định đến đối tượng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ.

chức theo kế hoạch chương trình nhằm hình thành nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi dưỡng thị hiếu thẫm mĩ và phát triển thể chất của học sinh thông qua hệ thống tác động sư phạm tới tư tưởng, tình cảm, lối sống của học sinh, kết hợp với các biện pháp giáo dục gia đình và xã hội nhằm phát huy mặt tốt, khắc phục mặt hạn chế, tiêu cực trong suy nghĩ và hành động của các em.

Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động của thầy và hoạt động của trò, hai hoạt động này có sự gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau. Những hoạt động này làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Trong quá trình đó, học sinh phát triển năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hóa lao động trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở thế giới quan và nhân sinh đúng đắn.

Trong nhà trường, hoạt động giáo dục được phân ra làm hai bộ phận chủ yếu: - Các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các lĩnh vực học tập khác. - Các hoạt động giáo dục ngoài môn học và các lĩnh vực học tập, có thể kể đến như: hoạt động giáo dục thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẫm mĩ, dân số, môi trường và hoạt động giáo dục tư tưởng- chính tri, pháp luật...

b. Phòng ngừa

Phòng ngừa là việc chủ động ngăn chặn nhằm loại bỏ những nguyên nhân có thể gây ra những rủi ro gây nguy hại đối với môi trường trước khi chúng xảy ra.

c. Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

GDPN BLHĐ: Là quá trình nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục học sinh; tăng cường phòng ngừa BLHĐ và thực hiện theo nguyên tắc lấy phòng ngừa, ngăn chặn là chính; thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động và can thiệp của nhà trường, gia đình và cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của học sinh, xử lý kịp thời các hành vi BLHĐ.

GDPN BLHĐ: Là quá trình tác động có mục đích của nhà giáo dục làm nâng cao nhận thức của học sinh về vai trí, vị trò, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc tăng cường phòng ngừa BLHĐ.

GDPN BLHĐ là phát hiện kịp thời những biểu hiện bạo lực trong nhà trường, ngoài nhà trường, từ lúc còn manh nha để kịp thời dập tắt. GDPN BLHĐ là đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi bạo lực của học sinh, nhằm góp phần giữ vững an ninh trật tự trong nhà trường và ngoài xã hội.

Hoạt động GDPN BLHĐ là quá trình tác động qua lại giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm hướng tới việc đạt được mục đích của giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện học sinh bằng chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức và các điệu kiện tổ chức hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)