Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đã nêu trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau, trên cơ sở cũng xuất phát từ nguyên tắc sử dụng phối hợp các phương pháp quản lý. Bởi lẽ, đối tượng được quản lý là con người, chịu sự tác động của nhiều mối quan hệ, có mục tiêu, nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau. Do đó, phải tùy đối tượng cụ thể để có thể sử dụng biện pháp quản lý thích hợp trong sự phối hợp các biện pháp.

Mặt khác các biện pháp đã đề xuất có mối quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau. Biện pháp nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm về công tác GDPN BLHĐ cho HS đối với lực lượng trong và ngoài nhà trường đóng vai trò cung cấp các chuẩn mực chung cả quá trình, đưa ra những cơ sở mang tính pháp lý để xác lập các biện pháp khác. Biện pháp 1 có ý nghĩa rất quan trọng vì trên cơ sở có nhận thức đúng về quản lý công tác GDPN BLHD mới có hành động đúng, mới thực hiện tốt các biện pháp còn lại. Biện pháp 2 và 3 là những biện pháp then chốt, có tính đột phá, có ý nghĩa quyết định chất lượngvà hiệu quả của quản lý GDPN BLHĐ cho HS. Biện pháp 4, 5 và 6 là các biện pháp tác động trực tiếp, hỗ trợ đắc lực cũng là điều kiện cần thiết, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý GDPN BLHĐ, hỗ trợ tốt các biện pháp nêu trên. Biện pháp 7 là biện pháp cần thiết để các nhà QL có thể đánh giá công tác quản lý GDPN BLHĐ một cách khách quan, chính xác từ đó đề ra các biện pháp quản lý hiệu quả hơn.

Nói tóm lại, các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, để đạt được hiệu quả quản lý cao nhất thì phụ thuộc vào nghệ thuật quản lý của người cán bộ quản lý trong quá trình triển khai thực hiện và điều kiện thực tế của mỗi trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 90)