7. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh các trường
trường trung học cơ sở
Tất cả các hành vi của chúng ta đều bắt nguồn từ nhận thức, thông thường thì nhận thức sai lầm thì dẫn đến hành vi sai lầm. Học sinh có hành vi bạo lực học đường thì đa phần các em chưa có nhận thức đúng về bạo lực học đường. Do đó nội dung GDPN BLHĐ cho học sinh có vai trò quan trọng. Vậy khi GDPN BLHĐ cho học sinh cần tập trung vào một số nội dung sau:
Cung cấp kiến thức về BLHĐ cho học sinh:
Giúp người học nắm được các khái niệm cơ bản liên quan đến bạo lực và bạo lực học đường; nhận diện được các loại bạo lực học đường; hiểu được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường, từ đó giúp cho các em có những hiểu biết đúng đắn về hành vi BLHĐ, nhận thức sâu sắc về mức độ nguy hại của hành vi bạo lực trong nhà trường cũng như các hành vi bạo lực khác ngoài xã hội, từ đó, hình thành ý thức tự bảo vệ bản thân trước những tình huống có nguy cơ phát sinh bạo lực và tham gia vào công việc chung của nhà trường và xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực. Đồng thời giúp cho các em khắc phục và tránh được những hiểu biết sai lệch, ứng xử sai lệch về bạo lực học đường.
Trang bị cho học sinh những kiến thức, vốn hiểu biết và tầm quan trọng về pháp luật, giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp học sinh hình thành những hành vi tích cực, thay đổi giá trị, thái độ và hành vi trước đó.
Cung cấp cho học sinh nhà trường những kiến thức về văn hóa học đường.
Giáo dục học sinh có thái độ và hành vi tích cực trong giao tiếp
Về thái độ, người học ý thức sâu sắc về tác hại của BLHĐ; từ đó tích cực tham gia vào công tác giáo dục và thực hiện các hành động phòng ngừa bạo lực trong nhà trường.
Về hành vi: giúp người học hình thành hình vi tích cực, thay đổi giá trị, thái độ và hành vi trước đó.
Rèn luyện các kỹ năng phòng ngừa bạo lực học đường
Trang bị cho người học có kỹ năng phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hành vi BLHĐ; thực hiện được các biện pháp, tổ chức được một số hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực xảy ra trong nhà trường.
BLHĐ nảy sinh từ việc thiếu kiềm chế, thiếu kỹ năng ứng xử và giải quyết vấn đề. Nhà trường cần ch trọng đến việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Các kỹ năng học sinh cần phải có để giải quyết những mâu thuẫn nhằm hạn chế bạo lực học đường:
Kỹ năng kiềm chế: Lứa tuổi học sinh THCS là giai đoạn đang bất ổn về tâm lý và dễ bị tác động nên chúng ta cần hướng dẫn cho học sinh cách kiềm chế cơn giận, những biện pháp nào hữu hiệu và nên thực hiện khi giận dữ để hạn chế bộc phát bạo lực.
Kỹ năng ứng xử: Một ánh mắt, một cử chỉ, một lời miệt thị cũng có thể gây ra BLHĐ nên nhà trường cần rèn luyện cho học sinh cách ứng xử với thầy cô, bạn bè trong môi trường học đường, ứng xử với người thân trong gia đình và ứng xử với người ngoài xã hội. Với mỗi hoàn cảnh, tình huống gặp phải học sinh cần phải biết phân tích và đưa ra cách ứng xử phù hợp để tránh xung đột.
Kỹ năng phân tích và xử lý tình huống: Đây là một kỹ năng rất quan trọng, giúp học sinh có thể đưa ra cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp mình găp phải. Khi găp tình huống bất hòa, học sinh cần phải làm gì để tránh phát sinh bạo lực đối với người khác và tránh bạo lực người khác hướng tới mình. Nâng cao khả năng nhận biết các dấu hiệu bạo lực.
Kỹ năng đối phó với nguy hiểm: Học sinh cần phải được hướng dẫn và rèn luyện luyện cách ứng phó với nguy hiểm. Khi gặp hoàn cảnh bất lợi, học sinh phải làm thế nào để thoát khỏi đó, làm thế nào để cầu cứu người khác, làm thế nào để hạn chế những thương tổn người khác có thể gây ra cho mình.
Thực tế hiện nay có nhiều em học sinh được cha mẹ bảo bọc quá chu đáo, thiếu những kỹ năng tự lập và kỹ năng sinh tồn nên khi các em bị bạo hành thường chịu đựng mà không có cách để thoát khỏi nguy hiểm. Vì thế, việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh là cực kỳ cần thiết và cấp bách.