Nâng cao nhận thức về công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 74 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức về công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

đường cho học sinh đối với lực lượng trong và ngoài nhà trường

a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Nhận thức là sự khởi đầu của thái độ, hành vi con người, nếu có nhận thức đúng sẽ có thái độ đúng và phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Nhận thức cũng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự thành bại của bất kỳ công việc nào. Do vậy, trước khi tiến hành một hoạt động nào đó, các nhà QL cần phải chú ý đến việc nâng cao nhận thức và ý nghĩa trách nhiệm cho các cá nhân, tập thể tham gia vào công việc đó. Chỉ có nhận thức đúng và đầy đủ ý nghĩa tầm quan trọng của công việc được giao thì các bước tiến hành mới được thực hiện đồng bộ, đúng quy trình và đạt hiệu quả.

Qua kết quả phân tích ở chương 2, chúng tôi nhận thấy đội ngũ CBQL, GV và PH đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDPN BLHĐ cho HS song chưa thật đầy đủ và sâu sắc. Vì vậy nếu mọi thành viên tham gia vào công tác GDPN BLHĐ cho HS thấy rõ tầm quan trọng và lợi ích của công tác này, biết nêu cao tinh thần trách nhiệm, biết đồng sức phối hợp hành động vì mục tiêu chung thì công tác GDPN BLHĐ cho HS sẽ có kết quả tốt đẹp.

b. Nội dung, cách thực hiện biện pháp

Để có hoạt động GDPN BLHĐ cho HS đem lại hiệu quả tốt nhất, trước hết phải đổi mới nhận thức về GDPN BLHĐ cho tất cả các lực lượng làm công tác GD. Mỗi người cần hiểu đúng đắn và thực hiện đầy đủ những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác giáo dục HS (được quy định tại Điều lệ trường trung học phổ thông); từ đó nâng cao nhận thức và xây dựng tinh thần hợp tác, cùng tích cực tham gia các hoạt động quản lý công tác GDPN BLHĐ cho HS.

- Hiệu trưởng tuyên truyền, phổ biến về nội dung, vai trò của GDPN BLHĐ cho HS và công tác chỉ đạo hoạt động GDPN BLHĐ cho HS đến toàn thể GV, NV, HS và PHHS. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, cần thiết phải có sự chuẩn bị chu đáo trong việc lập kế hoạch chi tiết và phải làm tốt những nội dung là: xác định rõ đối tượng tuyên truyền; xây dựng nội dung tuyên truyền; lựa chọn hình thức và thời điểm tuyên truyền; lựa chọn các tuyên truyền viên thích hợp, có uy tín; chuẩn bị các điều kiện tổ chức hoạt động tuyên truyền...

- Hiệu trưởng cần nắm vững và triển khai các văn bản của cấp trên, của nhà trường một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể; quán triệt các kế hoạch hoạt động, xác định vai trò của từng bộ phận, từng cá nhân trong việc thực hiện công tác GDPN BLHĐ cho HS.

- Hiệu trưởng triển khai sâu rộng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành cấp trên về công tác GDPN BLHĐ cho HS tới toàn thể GV, NV, HS vàPHHS. Đây là việc làm hết sức quan trọng bởi không chỉ giúp cho mỗi cá nhân nắm bắt được quan điểm chỉ đạo, cách thức thực hiện mà còn là cơ sở pháp lí trong chỉ đạo của hiệu trưởng đối với công tác GDPN BLHĐ cho HS.

- Hiệu trưởng tạo điều kiện tốt nhất cho GV (hoặc cử đại diện GV) tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, kỹ năng về các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDPN BLHĐ cho HS nói riêng (nếu cử GV đại diện tập huấn thì về trường cần phải tổ chức tập huấn lại cho toàn thể GV trong trường), đồng thời chỉ đạo GV hướng dẫn cho HS phương pháp tự học, tự rèn luyện, đánh giá về phòng ngừa BLHĐ cho HS.

-Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị bạn để cùng trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động GDPN BLHĐ cho HS. Qua việc tham gia các hoạt động như vậy sẽ bồi dưỡng kinh nghiệm, năng lực cho lực lượng và tạo hứng thú học tập cho HS,

- Tổ chức các buổi nói chuyện, truyền thông hướng dẫn những giải pháp và kỹ năng kiểm soát những cơn tức giận, hướng dẫn các em cách xử lý xung đột, cách giải quyết những bất đồng không cần đến bạo lực.

- Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn nhà trường tổ chức tốt các cuộc vận động phong trào thi đua trong năm như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong

trào thi đua “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”;…

Cán bộ các tổ chức, đoàn thể trong trường (Chi bộ, Công đoàn, Tổ bộ môn, Chi đoàn, đăc biệt là Đội thiếu niên): khi sinh hoạt đoàn thể cần làm cho tất cả các bộ phận trong nhà trường nắm bắt được mục tiêu của nhà trường trong công tác GDPNBLHĐ.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phối hợp với GVCN thực hiện một số nội dung sau:

- Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống nhà trường và truyền thống địa phương cho HS. Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho HS trong các hoạt động chính khoá và ngoài giờ lên lớp. Đề cao việc nêu gương người tốt, việc tốt trong nhà trường và ngoài xã hội.

- Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật như tham gia giao thông an toàn, chống các tệ nạn xã hội đang tác động xấu đến chất lượng đạo đức HS. Giáo dục nếp sống văn minh, lành mạnh, chống lại những thói hư tật xấu như: vô lễ với thầy cô giáo, nói tục, chửi thề, gây rối, đánh đập nhau,...

- Thường xuyên phổ biến đến các em HS những quy định pháp luật của Nhà nước về xử lý các hành vi bạo lực, xâm phạm thân thể và nhân phẩm của người khác.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai chương trình hành động về phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh giai đoạn 2020-2025; Tổ chức ký cam kết giữa nhà trường – phụ huynh – chính quyền địa phương và các tập thể lớp về việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo an ninh trường học vào đầu năm học.

- Việc tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng GD và cho HS có thể bằng nhiều hình thức như lồng ghép trong các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường hàng tháng, trong những cuộc họp cha mẹ học sinh tại lớp vào đầu năm học, kết thúc học kỳ I và cuối năm học, qua bản tin của nhà trường, qua chương trình phát thanh Măng Non,...

Trong việc nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường thì cần lưu ý tránh làm hình thức, chiếu lệ và phải chuẩn bị nội dung thật chu đáo.

Từ các hoạt động trên, giúp các thành viên, tổ chức trong nhà trường và PHHS nhận thức rõ vai trò của mình, từ đó đề cao trách nhiệm trong quản lý hoạt động GDPN BLHĐ của HS, xây dựng cho học sinh phong trào tự học, tự rèn luyện, không ngừng nâng cao phẩm chất tốt đẹp, hình thành thái độ, hành vi có văn hóa, từ đó thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình trong tham gia quản lý hoạt động GDPN BLHĐ cho HS của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 74 - 76)