Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 80 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực

học đường trong nhà trường

a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Đổi mới phương pháp dạy học và các hoạt động giáo dục là nhằm tích cực hoá hoạt động tự học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.

Tạo cho HS hứng thú trong quá trình học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Rèn luyện cho HS có thói quen, phương pháp học, biết tự lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề mà thực tiễn yêu cầu.

b. Nội dung, cách thực hiện biện pháp

* Đổi mới nội dung

Hiệu trưởng tăng cường chỉ đạo các tổ/khối chuyên môn nhà trường thực hiện nghiêm túc, linh hoạt sáng tạo chương trình, kế hoạch GD nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GD về phòng ngừa BLHĐ, cụ thể:

Trên cơ sở đảm bảo kiến thức, kỹ năng và thái độ của cấp học trong chương trình giáo dục THCS, GV xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng học tập của HS.

Sau khi kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, GV thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề (không nhất thiết phải theo bài/tiết trong

SGK). Mỗi chủ đềcó thể được thực hiện ởnhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học.

Hiệu trưởng các trường THCS từng bước triển khai thực hiện việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường theo hướng “mở” về mục tiêu (trên cơ sở yêu cầu chung cần đạt được theo quy định, mỗi nhà trường có thể đặt ra mục tiêu cụ thể để phát triển nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng của nhà trường). “Mở” về nội dung hoạt động trên cơ sở chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT, các trường chủ động tổ chức sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, điều chỉnh, sắp xếp nội dung cho phù

hợp; bỏ những nội dung trùng lắp không cần thiết; nội dung lạc hậu có thể thay thế bằng những nội dung khác trên cơ sở bổ sung những nội dung cấp thiết đang diễn ra hang ngày với cuộc sống HS, chẳng hạn một số nội dung về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, biến đổi khí hậu, BLHĐ…tại địa phương; giúp HS ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, rồi từ đó bổ sung vào bài học. Đặc biệt, các nội dung GD về lối sống, đạo đức được linh hoạt vừa phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, đồng thời phù hợp với văn hoá địa phương, vùng miền.

* Thực hiện tích hợp một số nội dung các môn học theo hướng dẫn của Bộ

GD&ĐT

Hiệu trưởng cần tăng cường chỉ đạo các tổ/khối chuyên môn nhà trường về công tác giáo dục thông qua dạy học tích hợp một số nội dung trong các môn học: tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn Giáo dục công dân, Ngữ văn; tích hợp giáo dục đạo đức, phổ biến pháp luật và giáo dục phòng chống tham nhũng, GDPNBLHĐ…trong môn Giáo dục công dân; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống tích hợp trong một số môn học như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học; với môn Sinh học GV có thể lồng ghép giáo dục về sức khoẻ sinh sản vị thànhniên, định hướng tư vấn về tình cảm, tình yêu của tuổi dậy thì…Hiệu quả của việc dạy lồng ghép tích hợp trong các môn học phụ thuộc rất lớn vào sự linh hoạt, nghệ thuật lên lớp của từng giáo viên. Qua đó để tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của HS. Bồi đắp cho các em ý thức học tập và làm theo tấm gương của Bác, ý thức tôn trọng pháp luật, củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã học trên lớp, tạo điều kiện để các em vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

CBQL thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội dung dạy học lồng ghép tích hợp GDPN BLHĐ cho HS (thể hiện trong giáo án, kế hoạch giảng dạy, sổghi điểm cá nhân, sổ dự giờ của GV) đểkịp thời tư vấn, chấn chỉnh.

CBQL tăng cường dự giờ giảng của GV định kỳ và đột xuất để kiểm tra và tư vấn cho GV trong việc dạy lồng ghép tích hợp nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, GDPN BLHĐ cho HS.

Hiệu trưởng nên đưa việc đánh giá GV thực hiện việc dạy lồng ghép GDPN BLHĐ cho HS vào tiêu chí đánh giá thi đua của GV cuối học kỳ và cuối năm học.

* Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá

Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV phải thường xuyên đổi mới PPDH; cần thay đổi vai trò của GV chuyển từ giảng giải, truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, học cá nhân, học theo nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ HS tự học từng bước thông qua các hoạt động. Đồng thời hoạt động học của HS được thay đổi, HS không ngồi nghe GV giảng bài một chiều như trước đây mà dựa trên kiến thức để trao đổi, phối hợp, hợp tác trong nhóm, trong lớp để lĩnh hội kiến thức mới, rèn kỹ năng hình thành năng lực, phẩm chất. HS được rèn luyện nhiều hơn về các kỹ năng nghe, nói, giao tiếp…

Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường (cụm trường) theo hướng nghiên cứu bài học, áp dụng dạy học đáp ứng năng lực người học. Nội dung sinh hoạt tập trung vào các vấn đề như: Xây dựng các chủ đề dạy học; đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra, đánh giá; tổ chức các tiết thao giảng, dự giờ, thăm lớp; triển khai các chuyên đề chuyên sâu; thảo luận về các kỹ năng dạy học theo từng bộ môn, nhất là việc dạy học theo tiết sang dạy học theo chủ đề. Tăng cường hội thảo các chuyên đề chuyên sâu về các loại hành vi BLHĐ.

GV cần được nhận thức đúng về việc đổi mới kiểm tra đánh giá HS. Các hình thức kiểm tra, đánh giá phải đều hướng tới phát triển năng lực của HS; coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem HS học được cái gì mà quan trọng hơn là biết HS học như thế nào, có biết vận dụng không; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình GD và đánh giá tổng kết cuối kì, năm học.

Trong các bài kiểm tra, GV chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành. Quan tâm đến việc ra đề mở đối với các môn học khoa học xã hội. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học; tăng cường ra câu hỏi kiểm tra để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của HS. Chú ý hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

* Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực học sinh

Hiệu trưởng cần triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng “mở” nhằm phát huy tính tích cực chủ động, tự học, phát triển năng lực HS. “Mở” về không gian, thời gian; tổ chức hoạt động GD theo hướng đa dạng phong phú, không chỉ học trên lớp mà còn ngoài lớp học: HS được học kiến thức qua sách vở, qua các hoạt động thực tiễn, qua các việclàm cụ thể; “mở” về đối tượng tham gia hoạt động GD: có nhiều đối tượng tham gia vào hoạt động GD, không chỉ là CB, GV đảm nhận các hoạt động trong nhà trường mà cần tổ chức để PH, nghệ nhân, cán bộ Tư pháp, công an…tại địa phương, cộng đồng có điều kiện cùng tham gia các hoạt động GD.

Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của HS dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. GV chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của GV và HS; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng quan tâm HS “có vấn đề”, HS cá biệt; nắm chắc tình hình, nguyên nhân HS có hành vi sai trái và có giải pháp khắc phục tình trạng này.

GV tạo điều kiện, hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng HS, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất. Tăng cường trực quan thông qua tranh ảnh, hình ảnh để giáo dục HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)