Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 45 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Phương pháp khảo sát

a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp khảo sát chính nhằm đánh giá thực trạng hoạt động GDPN BLHĐ và quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh THCS tại huyện Bắc Trà My.

Nội dung đánh giá được thể hiện ở phụ lục 1, 2 và 3:

Đối với học sinh: Nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về vấn đề BLHĐ; Ý kiến của học sinh về công tác GDPN BLHĐ cho học sinh trong nhà trường.

Đối với phụ huynh học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường: Nhận thức về GDPN BLHĐ và công tác phối hợp GDPN BLHĐ cho học sinh tại các trường THCS huyện Bắc Trà My.

Đối với giáo viên: Nhận thức của giáo viên về hoạt động GDPN BLHĐ cho học sinh tại các trường THCS và đánh giá thực trạng GDPN BLHĐ cho học sinh và quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh của nhà trường hiện nay.

Cách xử lý dữ liệu nghiên cứu: Thang điểm, điểm trung bình được quy ước như sau:

Bảng 2.2. Điểm quy ước

TT Mức độ

thực hiện Mức độ hiệu quả Điểm được gán Điểm trung bình

1 Thường xuyên Tốt 3 2,26 -> 3

2 Thỉnh thoảng Khá 2 1,51 -> 2,25 3 Ít khi Trung bình 1 0,76 -> 1.50

4 Không bao giờ Yếu 0 0 -> 0,75

Dựa vào điểm trung bình đề tài đưa ra thứ bậc của các nội dung trong bảng đánh giá, sử dụng thứ bậc để so sánh giữa các nội dung trong bảng đánh giá. Ngoài ra một sô câu hỏi đề tài sử dụng phương pháp tính kết quả phần trăm để làm cở sở cho việc đánh giá.

b. Phương pháp chuyên gia:

Mục đích: Lấy các ý kiến đánh giá từ chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu cho các biện pháp đề xuất

Nội dung: Tham khảo ý kiến chuyên gia cho các biện pháp khảo nghiệm

Cách xử lý dữ liệu nghiên cứu: Tính kết quả phầm trăm thông qua các mức độ về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất (Dành cho CBQL, giáo viên, lãnh đạo phòng giáo dục huyện, công an xã) với 5 mức độ được gán tương ứng các giá trị 1,2,3,4,5 như sau:

- Rất cấp thiết / rất khả thi. - Cấp thiết / khả thi.

- Trung bình

- Không cần thiết / không khả thi.

c. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Lấy ý kiến của CBQL, GV và PH các nội dung các vấn đề liên quan đến thực trạng GDPN BLHĐ.

Nội dung: Tìm hiểu thực trạng GDPN BLHĐ, tham khảo ý kiến để đề ra các giải pháp phù hợp với thực tế.

Cách xử lý dữ liệu nghiên cứu: Xác định được độ thống nhất chung trong các ý kiến của họ để từ đó đưa ra nhận định vấn đề.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)