Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục phòng ngừa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 67 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.5.Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục phòng ngừa

ngừa bạo lực học học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam

Bằng câu hỏi: "Ở trường mình, việc quản lý lực lượng thực hiện GDPN BLHĐ cho học sinh đã đạt ở mức độ nào?" đề tài thu được kết quả ở bảng 2.26:

Bảng 2.26. Ý kiến CBQL và GV về thực trạng quản lý lực lượng làm công tác GDPN BLHĐ

TT

Công tác quản lý lực lượng GDPN BLHĐ (N=116) Mức độ Giá trị trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Việc lập các kế hoạch sử dụng các lực lượng thực hiện GPNB LHĐ đạt được ở mức độ nào? 44 41 23 8 2.04 2 2 Việc tổ chức để huy động các lực lượng thực hiện GDPN BLHĐ đạt ơ mức đô nào? 57 33 18 8 2.20 1

3 Việc chỉ đạo các lực lượng thực hiện

GDPN BLHĐ đạt ơ mức đô nào? 41 41 26 8 1.99 3 4 Việc kiểm tra việc huy động các lực

lượng thực hiện GDPN BLHĐ đạt ở mức đô nào?

36 39 28 13 1.84 4

TỔNG HỢP 178 154 95 37 2,01

Từ kết quả thu được có thể thấy, việc xây dựng kế hoạch nhằm huy động tối đa nguồn nhân lực thực hiện công tác giáo dục GDPN BLHĐ cho HS được các nhà trường quan tâm đúng mức. Tuy nhiên trong quá trình điều hành vì chưa sát sao mà nhất là việc kiểm tra đánh giá chưa được kịp thời nên công tác lực lượng chưa thực sự có hiệu quả. Điều này đã được thể hiện rõ ở ĐTB chỉ 2,01. Bởi lẽ như đánh giá ở trên, công tác phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể chưa nhiều, chưa đa dạng về nội dung vì hầu hết các ban ngành địa phương đều chỉ chú tâm đến chuyên môn của họ, bên cạnh đó trình độ của cán bộ còn nhiều hạn chế. Còn đối với PHHS thì lại càng khó phối hợp, bởi lẽ điều kiện kinh tế gia đình HS còn rất nhiều khó khăn nên họ chỉ chú ý đến việc mưu sinh, mặt bằng dân trí còn thấp nên phần lớn PHHS chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Thậm chí họ có ý nghĩ phó mặc hết cho thầy cô trong việc giáo dục con em họ.

Hàng năm ngành đều tổ chức tập huấn cho GV dạy học lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục như “kĩ năng sống”, “giáo dục pháp luật”; “bảo vệ môi trường”….

Các trường đều cử GV tham gia đầy đủ nên khi trở về trường các GV này chính là lực lượng vừa tham mưu cho lãnh đạo trong việc triển khai thực hiện giáo dục vừa

là người tham gia giáo dục trực tiếp. Vì vậy có thể nói sự phân công phù hợp và bồi dưỡng lực lượng giáo dục GDPN BLHĐ trong nhà trường là điều hiển nhiên.

Tuy nhiên, hầu hết các trường chưa thực hiện tốt việc phân công thành viên trong Ban giám hiệu phụ trách công tác quản lý hoạt động giáo dục GDPN BLHĐ cho HS, có chăng cũng chỉ là giao nhiệm vụ một cách chung chung cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, vì thế mà việc theo dõi, kiểm tra, giám sát không được thực hiện thường xuyên, chưa kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp trong quá trình thực hiện công tác giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 67 - 68)