Các lực lượng và sự phối hợp của các lực lượng giáo dục phòng ngừa bạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.5. Các lực lượng và sự phối hợp của các lực lượng giáo dục phòng ngừa bạo

bạo lực học đường cho học sinh các trường Trung học cơ sở

Nhà quản lý muốn làm tốt công tác phòng ngừa BLHĐ cần hết sức quan tâm đến đội ngũ là công tác này.

Trước tiên phải quán triệt quan điểm phòng ngừa BLHĐ trong nhà trường là trách nhiệm của mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Tuy nhiên trách nhiệm cụ thể và chủ yếu là của những lực lượng như Ban giám hiệu, Giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách đội… Nhà quản lý cần xác định rõ trách nhiệm của từng lực lượng để lên kế hoạch, giao nhiệm vụ và chỉ đạo thực hiện kết hợp kiểm tra đánh giá kết quả, đồng thời có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và phù hợp đối tượng. Các lực lượng này cần trang bị các kiến thức, thái độ và kỹ năng trong lĩnh vực phòng ngừa BLHĐ. Để có thể đảm đương công việc hiệu quả nhất. Bên cạnh các lực lượng trực tiếp trong nhà trường nhà quản lý cần phải quan tâm đến các lực lượng bên ngoài nhà trường nhưng có vai trò rất lớn trong công tác GDPN BLHĐ. Đó là gia đình và các lực lượng xã hội. Nhà quản lý phải nắm vững mối quan hệ với các lực lượng này để thực hiện tốt công tác phòng ngừa BLHĐ.

* Ban giám hiệu:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và học sinh tự giác, tích cực tham gia vào phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, có tính khả thi và triển khai có hiệu quả. - Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm, xây dựng tủ sách pháp luật cung ứng đầy đủ các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của CBGV, học sinh có nhu cầu tìm hiểu - Đề ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả với các trường hợp học sinh vi phạm.

* Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.

- GVCN tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và rèn luyện trong nhà trường. Tổ chức sinh hoạt lớp. Theo dõi nắm tình hình học sinh trong lớp có ghi hoạt động của từng học sinh. Đối với học sinh cá biệt có biện pháp giáo dục cụ thể.

- GVCN xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời công tác đảm bảo ANTT của đơn vị và quản lý chặt chẽ học sinh thuộc lớp chủ nhiệm; kịp thời đề xuất với nhà trường các biện pháp đảm bảo ANTT và quản lý học sinh.

- GVBM thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống ma túy, bạo lực học đường qua một số môn học, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa trong nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho học sinh tham gia.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh; nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên chủ nhiệm, nắm chắc diễn biến tư tưởng học sinh.

- Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động của học sinh xâm hại đến nhân phẩm, danh dự học sinh.

- Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn một số hành vi vi phạm đạo đức học sinh như: Đánh nhau, trộm cắp tài sản, đồ dùng học tập, gây rối trật tự công cộng, tội phạm ma túy, tệ nạn xã hội hoặc phim ảnh đồi trụy …

- Phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, tạo sân chơi lành mạnh, thu hút, lôi kéo được học sinh tham gia.

- Tôn trọng và đối xử bình đẳng với tất cả HS vì định kiến phân biệt trong lớp là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi BLHĐ. Ghi nhận sự cố gắng của từng em HS và tạo được sự đoàn kết trong lớp là một biện pháp phòng ngừa lâu dài.

- Thực sự là cầu nối để gắn kết giữa gia đình và nhà trường và là chổ dựa vững chắc về tinh thần cho HS.

* Các tổ chức đoàn thể (Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong)

- Phối hợp với công an xã ngăn chặn những sự việc có thể xảy ra.

- Phối hợp với GVCN phổ biến, hướng dẫn cho HS sinh hoạt, hoạt động lành mạnh trong năm học.

- Duy trì và đẩy mạnh hoạt động giáo dục của tổ tự quản “An toàn giao thông”, “Tuyên truyền măng non”; Các đội thiếu niên tình nguyện …

- Tăng cường chăm sóc bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường quanh trường. - Quán triệt đến HS ý thức chấp hành pháp luật, ngăn chặn hành vi vi phạm luật giao thông;

- Phối hợp tổ chức cho HS tuyên truyền phòng chống ma túy, thực hiện an toàn giao thông đường bộ, chống tiêu cực trong thi cử.

- Bố trí lực lượng trực hàng ngày cùng cờ đỏ, kịp thời phát hiện các đối tượng bên ngoài vào trường trái phép, phối hợp cùng Bảo vệ trường làm tốt công tác phòng ngừa và giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra trong khuân viên của trường.

- Phối hợp với công an địa phương để ban công an xã nói chuyện về pháp luật và giáo dục pháp luật cho học sinh.

* Đối với lực lượng phối hợp bên ngoài + Chính quyền, công an địa phương

thôn xóm. Tổ chức giao ban hàng tháng với các trường trên địa bàn để nắm bắt tình hình và có phương án phối hợp giáo dục.

Chính quyền cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân trong cộng đồng về tác hại của BLHĐ và trách nhiệm ngăn ngừa BLHĐ.

+ Cha mẹ học sinh

- Cần được trang bị những kĩ năng làm cha mẹ một cách phù hợp, tránh sử dụng bạo lực trong giáo dục con cái.

- Các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm đến con, tìm hiểu được các mối quan hệ xung quanh con cũng như việc sử dụng thời gian và việc tham gia các hoạt động xã hội, các loại hình giải trí...

- Trong việc giáo dục con em ở độ tuổi vị thành niên, gia đình cần có được mối liên lạc thường xuyên với nhà trường để có sự gắn kết chặt chẽ cũng như nắm bắt thông tin, tình hình học tập, các mối quan hệ của con em mình từ đó có những định hướng đúng đắn đắn phù hợp trong cách thức quản lí và giáo dục. Quan tâm đúng mực đến mối quan hệ của con cái để tránh tình trạng con em bị gây hấn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)