Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 41 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.6.Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học

học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở

Điều kiện hoạt động giáo dục là một trong những thành tố cấu trúc của quá trình hoạt động giáo dục, nó đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, thay đổi nội dung, cải tiến phương pháp giáo dục, nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức và rèn luyện kỹ năng thực hành của học sinh.

Để phát huy và sử dụng tốt các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà quản lý cần quan tâm các vấn đề sau:

* Quản lý nguồn lực: Để thực hiện hoạt động GDPN BLHĐ, ngoài yếu tố nhân lực, nhà trường phải có đủ các nguồn lực khác và phát huy sử dụng ở mức độ tối đa các nguồn lực đó. Các nguồn lực trong nhà trường bao gồm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ngân sách giáo dục.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Trong nhà trường phải có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, thiểt bị dạy học, sân chơi, thư viện với đầy đủ tài liệu, sách báo tham khảo, máy tính, máy chiếu, loa, kết nối mạng,…để phục vụ hoạt động GDPN BLHĐ.

- Nguồn ngân sách phải đầy đủ, đảm bảo cho hoạt động giáo dục trong nhà trường. - Xây dựng đội ngũ thực hiện công tác GDPN BLHĐ phải đảm bảo kiến thức chuyên môn, học sinh có thái độ học tập tích cực, tinh thần hợp tác nhằm gây hứng thú, động cơ đúng đắn.

- Làm tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để góp phần nên thành công trong việc GDPN BLHĐ.

Quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường đòi hỏi người quản lý phải biết xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục học sinh; tổ chức tốt việc sử dụng, khai thác có hiệu quả và bảo quản tốt cac thiết bị dạy học, thực hiện chế độ kiểm kê dịnh kỳ để đánh giá tình trạng, số lượng, chất lượng cơ sở vật chất nhà trường và có biện pháp xử lý kịp thời khi cơ sở vật chất xuống cấp, khuyến khích giáo viên làm thêm đồ dung dạy học bằng nguyên vật liệu phong phú, sắn có ở địa phương, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường nguồn lực cho nhà trường.

* Quản lý công tác xây dựng môi trường sư phạm

dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Qua đó phát huy sức mạnh đoàn kết nhất trí, quan hệ thân ái giữa các tổ chức, cá nhân tong nhà trường.

- Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa giao tiếp trong nhà trường: Thầy mẫu mực- trò chăm ngoan gắn với kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong các hoạt động nhà trường. Sự tận tâm giảng dạy, chăm sóc học sinh, xem học sinh như người em, người con, người bạn để cùng trải lòng, giúo các em trưởng thành trong suy nghĩ, nhận thức và hành động.

- Phát huy dân chủ cơ sở và thực hiện công khai hóa các hoạt động trong nhà trường: Tài chính công khai, minh bạch, các kế hoạt động của nhà trường được đưa ra thảo luận, đóng góp ý kiến, thống nhất để cùng nhau thực hiện.

Làm tốt công tác xây dựng môi trường sư phạm sẽ tạo ra một nhà trường với tâm lý thoải mái, cởi mở, kích thích tinh thần tự giác, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi tổ chức, cá nhân trong nhà trường… tạo nên môi trương giáo dục an toàn (về cả vật chất lẫn tinh thần) cho mỗi học sinh theo đúng tinh thần cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 41 - 42)