Xây dựng cơ chế phối hợp triển khai thực hiện hoạt động giáo dục ngừa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 83 - 85)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Xây dựng cơ chế phối hợp triển khai thực hiện hoạt động giáo dục ngừa

BLHĐ cho học sinh

a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường nhằm tạo môi trường giáo dục thuận lợi trong việc giáo dục HS về phòng ngừa BLHĐ và tạo nên sức mạnh tổng hợp để đẩy lùi BLHĐ.

Phòng ngừa BLHĐ không phải là “chuyện của riêng ai” mà cần được sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia của tất cả mọi người. Đó là một công việc rất khó khăn nhưng chúng ta vẫn có thể làm được nếu biết cách phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

b. Nội dung, cách thực hiện biện pháp

Qua khảo sát về các lực lượng tham gia giáo dục cho HS thì chúng ta nhận thấy thực trạng hầu như ở các trường THCS hiện nay chủ yếu là GVCN và cán bộ Đội, Đoàn là thường xuyên tham gia GDPN BLHĐ cho HS và đa số các trường thường chỉ phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường khi có các hành vi bạo lực của HS xảy ra nghiêm trọng chứ không xây dựng kế hoạch về công tác phối hợp GDPN BLHĐ cho HS cụ thể ngay từ đầu năm học.

Để công tác phối hợp được hiệu quả hơn thì nhà trường cần tập trung vào một số nội dung sau:

Trước hết, khi xây dựng kế hoạch năm học, Hiệu trưởng cần quan tâm hoạt động phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với công tác giáo dục của nhà trường trong đó có công tác phòng ngừa BLHĐ, thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục trong từng giai đoạn, năm học cụ thể. Trong kế hoạch thể hiện rõ các hoạt động cụ thể, thiết thực trong việc phối hợp giữa các lực lượng để tăng cường công tác phòng ngừa BLHĐ cho HS.

Hiệu trưởng xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng giáo dục. Trong quy chế này thể hiện rõ vai trò phối hợp của các bên tham gia: nhà trường – gia đình – địa phương.

Hiệu trưởng cần chú trọng việc trang bị thêm cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác phối hợp như: số điện thoại, thùng thư góp ý, sổ liên lạc, tin nhắn điện tử…, đồng thời tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện việc phối hợp nhằm rút ra những ưu điểm, những hạn chế, tồn tại để có hướng rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn.

Dưới đây là một vài gợi ý về những việc làm cụ thể trong việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong công tác GDPNcác hành vi bạo lực cho HS:

Đối với nhà trường

Đầu năm học khoảng tháng 9, 10 nhà trường có thể tổ chức buổi nói chuyện về vấn đề BLHĐ và cách phòng ngừa BLHĐ cho toàn thể HS. Nhà trường nên mời Công an (hoặc Thanh niên xung kích, đại diện Phòng Lao động thương binh xã hội) đến nói chuyện với HS về phòng chống các tệ nạn xã hội trong đó có nội dung BLHĐ, qua đó

còn có tác dụng răn đe những HS cá biệt hay gây sự đánh nhau với bạn. Trong buổi ngoại khoá nên mời Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp cùng tham dự và mời Trưởng ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhà trường lên phát biểu những suy nghĩ của các bậc làm cha làm mẹ khi có con đánh bạn hoặc bị bạn đánh để các em HS thấu hiểu những mong muốn, những lo lắng của PH khi cho con đến trường và sau đó tổ chức ký cam kết giữa nhà trường – phụ huynh – học sinh – Công an địa phương về việc đảm bảo an ninh trật tự trong trường học.

Khi nhà trường xem xét mâu thuẫn trong HS dẫn đến đánh nhau, tuỳ trường hợp cần có sự phối hợp với Thanh niên xung kích hoặc Công an địa phương để giải quyết thì kết quả sẽ tốt hơn. Sự vào cuộc của cơ quan an ninh – trật tự sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế và đẩy lùi BLHĐ.

Để thiết thực ngăn chặn BLHĐ nhất là vào thời điểm HS đến trường hoặc giờ tan học cần có những “Cộng tác viên” là một số người dân ở gần trường. Những người này kịp thời báo cho Công an địa phương khi có hiện tượng bất thường về HS như tụ tập đám đông, có dấu hiệu đánh nhau, có thanh niên mang hung khí…Có như vậy mới kịp thời ngăn chặn BLHĐ một cách hiệu quả. Trong quá trình quản lý HS, nhà trường nắm được những em cá biệt hay gây gổ bạn bè…; Ban nề nếp mời các em để trao đổi, dặn dò và có mời đại diện PH để góp phần khuyên nhủ các em trong cách cư xử tình cảm thân thiện với bạn, biết kiềm chế bản thân lúc nóng nảy và nên tránh xảy ra xung đột làm ảnh hưởng đến quan hệ cá nhân, trường, lớp.

Đối với GVCN

Thường xuyên phối hợp với thầy cô bộ môn để nắm bắt tình hình tâm sinh lý của các em.

Phối hợp với gia đình và các tổ chức đoàn thể phát hiện ra “thủ lĩnh” của các nhóm không chính thức trong tập thể HS để giao nhiệm vụ cụ thể của trường, lớp nhằm phát huy vai trò “chỉ huy” của những cá nhân đó.

Liên lạc với PH khi phát hiện các dấu hiệu về BLHĐ. Báo cáo kịp thời với Ban nề nếp để cùng theo dõi diễn biến tâm lý của HS và phối hợp hoà giải hoặc ngăn chặn kịp thời không để hành vi bạo lực xảy ra.

Đối với tổ chức đoàn thể trong nhà trường

Tổ chức cho HS học tập, thảo luận về văn hoá giao tiếp, ứng xử, KNS…trong các giờ sinh hoạt tập thể, tiết chào cờ và các buổi ngoại khoá.

Phối hợp chặt chẽ với gia đình, xã hội để ngăn ngừa BLHĐ, giải quyết kịp thời hợp lý các trường hợp BLHĐ xảy ra, tránh xúc phạm HS.

Đối với phụ huynh

Mỗi tuần Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp có thể tham dự tiết sinh hoạt lớp cùng với HS để lắng nghe và chia sẻ tâm tư của các em sau một tuần học tập và rèn luyện. Điều này rất có ý nghĩa về mặt giáo dục và hình thành nhân cách, đạo đức vì các em đang trong độ tuổi rất nhạy cảm về tâm sinh lý.

Tham gia cùng GVCN vận động HS bỏ học (nếu có) ra lớp. Tham gia cùng giáo dục HS cá biệt (nếu có). Cùng GVCN mỗi tháng sẽ đến tìm hiểu, thăm hỏi, động viên một vài HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn…

Hoạt động dạy và học trong nhà trường nhằm giáo dục HS về những kiến thức văn hoá, rèn luyện đạo đức để phát triển nhân cách các em. Sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường có vai trò quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho HS. Việc thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục học sinh phòng ngừa BLHĐ có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 83 - 85)