Thực trạng nhận thức về giáo dục phong ngừa bạo lực học đường cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 48 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Thực trạng nhận thức về giáo dục phong ngừa bạo lực học đường cho học

phương pháp dạy học và tạo sân chơi cho học sinh và giáo viên.

Các trường THCS trên đia bàn huyện luôn đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Hai không”, tập trung chỉ đạo việc thực hiện giảm tải nội dung chương trình và sách giáo khoa một cách linh hoạt và chủ động, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu được quan tâm đúng mức…đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Thực hiện việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh, quan tâm đến việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa, dành nhiều thời gian để tiếp nhận và vận dụng kiến thức. Thực hiện các hình thức đánh giá thường xuyên đối với học sinh. Thực hiện tốt việc sinh hoạt cụm chuyên môn, đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu nội dung bài giảng, thảo luận các chuyên đề, nội dung khó của môn học hoặc những PPDH, cách thức tổ chức lớp học hiệu quả cho các nội dung đó; thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông trong dạy học, tăng cường sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học như thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học; xây dựng ma trận đề kiểm tra, phân tích nội dung kiểm tra theo định hướng đánh giá năng lực và phẩm chất người học.

Đến cuối học kỳ 1 năm học 2019-2020, chất lượng bậc THCS đã có bước phát triển khá ổn định, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình trở lên đạt 99,9%; tỷ lệ HS lên lớp thẳng đạt 96,1%; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99,5 %. 23 giáo viên được công nhận là GVDG cấp huyện; thiết kế bài giảng E- Learning: có 22 sản phẩm tham gia cấp huyện và có 10 sản phẩm đạt giải) và học sinh (Olympic “Tài năng Tiếng Anh”: có 33 học sinh tham gia, 7 đơn vị đạt giải đồng đội 07 học sinh đạt giải cá nhân; Hùng biện Câu chuyện đạo đức và pháp luật: có 13 đội tham gia, BTC trao 06 giải: tiểu phẩm và 06 giải: Hùng biện).

2.3. Thực trạng về công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục phong ngừa bạo lực học đường cho học sinh học sinh

a. Nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên

Khảo sát 116 CBQL, GV với câu hỏi “Theo thầy cô GDPN BLHĐ có vai trò như thế nào trong quá trình học tập, tu dưỡng của học sinh?” đề tài đã thu được kết quả bảng 2.3:

Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL và GV về vai trò của GDPN BLHĐ TT Mức độ đánh giá Số người chọn Tỉ lệ(%) 1 Rất quan trọng 89 76,72 2 Quan trọng 19 16,38 3 Ít quan trọng 8 6,90 4 Không quan trọng 0 0 b. Nhận thức của học sinh

Khảo sát 240 học sinh với câu hỏi “Theo em giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường có vai trò như thế nào trong quá trình học tập, tu dưỡng của học sinh?” đề tài đã thu được kết quả bảng 2.4

Bảng 2.4. Nhận thức của học sinh về vai trò của GDPN BLHĐ

TT Mức độ đánh giá Số học sinh chọn Tỉ lệ(%)

1 Rất quan trọng 102 42,5

2 Quan trọng 98 40,83

3 Ít quan trọng 38 15,83

4 Không quan trọng 2 0,83

Qua kết quả trên nhận thấy: Cả CBQL, GV và học sinh điều thấy rằng BLHĐ có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên trong khi có tới 76.72% CBQL, GV nhận thấy GDPN BLHĐ có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục, thì chỉ có 42.5 % học sinh đồng ý với nhận xét đó. Điều đó cho thấy một bộ phận học sinh chưa nhận thức hết hậu quả mà BLHĐ gây ra, và cho rằng BLHĐ là chuyện bình thường. Ngoài ra có tới 15,83% học sinh cho rằng BLHĐ ít quan trọng và 0,83% học sinh cho rằng không quan trọng.

Khi được phỏng vấn thì một bộ phận lớn phụ huynh cho biết do điều kiện kinh tế khó khắn nên không có điều kiện quan tâm sâu sát đến con em, trong khi nhiều học sinh không tâm sự với bố mẹ những sự việc xảy ra ở trường. Như vậy nhận thức của phụ huynh về BLHĐ là chưa cao.

Với câu hỏi “Xin đồng chí cho biết thực trạng BLHĐ ở trường mình hiện nay xảy ra ở mức độ nào?” đề tài thu được kết quả ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Ý kiến CBQL và GV về thưc trạng BLHĐ TT Các biểu hiện BLHĐ (N=116) Mức độ Giá trị trung bình Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ

1 Hiện tượng học sinh gây gỗ, hăm

dọa nhau 79 21 8 8 2.54 2

2 Hiện tượng bè phái, lập băng nhóm 86 19 7 4 2.61 1 3 Hiện tượng học sinh đánh nhau 69 14 8 25 2.09 5 4 Hiện tượng học sinh cãi nhau, chửi

nhau 71 25 9 11 2,34 3

5 Hiện tượng học sinh nói xấu nhau 50 10 7 46 1.53 8 6 Hiện tượng học sinh đe dọa nhau 70 24 10 12 2.31 4

TT Các biểu hiện BLHĐ (N=116) Mức độ Giá trị trung bình Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ

7 Hiện tượng học sinh mang theo

hung khí đến trường 59 7 7 43 1.70 6 8

Hiện tượng học sinh chụp ảnh, quay phim cảnh lăng nhục học sinh khác lên Internet

51 12 5 48 1.58 7

TỎNG HỢP 535 132 61 197 2,07

Với câu hỏi “Ở trường em các hành vi sau thường xảy ra ở mức độ nào?” đề tài thu được kết quả ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Ý kiến học sinh về thực trạng BLHĐ TT Các biểu hiện BLHĐ (N= 240) Mức độ Giá trị trung bình Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ

1 Hiện tượng học sinh gây

gỗ, hăm dọa nhau 187 22 17 14 2.59 2 2 Hiện tượng bè phái, lập

băng nhóm 191 26 15 8 2.67 1

3 Hiện tượng học sinh đánh

nhau 117 29 26 68 1.81 8

4 Hiện tượng học sinh cãi

nhau,chửi nhau 178 24 33 5 2,56 3 5 Hiện tượng học sinh nói

xấu nhau 160 27 14 39 2,28 5

6 Hiện tượng học sinh đe

dọa nhau 136 20 17 25 1,94 6

7 Hiện tượng học sinh mang

theo hung khí đến trường 135 21 19 65 1,94 6 8

Hiện tượng học sinh chụp ảnh, quay phim cảnh lăng nhục học sinh khác lên Internet

167 19 27 27 2.35 4

TỎNG HỢP 1271 188 168 251 2.26

Với kết quả trên ta thấy cả CBQL, GV và học sinh điều thấy rằng BLHĐ là thường xuyên xảy ra trong nhà trường. Tuy nhiên trong khi giá trị trung bình trong bảng tổng hợp trả lời của CBQL, GV là 2.07 thì giá trị này trong bảng trả lời của học sinh tới 2.26 sự khác biệt này là do nhiều CBQL và GV không nắm bắt hết tình hình học sinh của mình. (Với hiện tượng học sinh nói xấu nhau và hiện tượng học sinh chụp

ảnh đưa lên internet trong khi các thầy cô chỉ ghi nhận ở mức độ 1,53 và 1,58 thì học sinh lại ghi nhận ở mức độ 2.28 và 2.35). Như vậy vẫn còn một bộ phận giáo viên còn chủ quan hoặc cho rằng nhiệm vụ GDPN BLHĐ nhà trường không chịu trách nhiệm chính vì phần lớn là xảy ra ở ngoài khuôn viên nhà trường. Thực tế vẫn có nhiều giáo viên ngoài giờ lên lớp tranh thủ công việc kiếm thêm thu nhập nên không chú trọng đến việc tìm hiểu thực trạng học sinh của mình.

Qua phỏng vấn, một học sinh cho biết "các bạn đánh nhau sợ thầy cô bắt phạt nên thường hẹn nhau ra bên ngoài nhà trường. Có bạn còn kêu người nhà trả thù hộ chứ không dám ra mặt". Điều này cho thấy GD phòng ngừa BLHĐ không phải gói gọntrong phạm vi nhà trường mà thậm chí thường xảy ra ngoài khuôn viên nhà. Thực tế lâu nay ngành giáo dục đang một mình gánh vác một trách nhiệm rất lớn trong khi GD phòng ngừa BLHĐ cần có sự chung tay của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 48 - 51)