7. Cấu trúc của luận văn
2.3.6. Điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở
Với câu hỏi "Ở trường mình, lực lượng tham gia công tác GDPN BLHĐ thực hiện ở mức độ nào?" đề tài thu được kết quả ở bảng 2.16:
Bảng 2.16. Ý kiến CBQL và GV về thực trạng hệ thống cơ sở vật chất TT Hệ thống CSVC và thiết bị phuc vụ công tác GDPN BLHĐ (N=116) Mức độ Giá trị trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Phòng học, phòng chức năng 69 27 13 7 2.37 1 2 Thiết bị hỗ trợ dạy học, sinh hoạt 19 19 53 25 1.28 4
3 Thư viện 13 16 47 40 1.01 5
4 Sân chơi, bãi tập 18 21 62 15 1.36 3 5 Cảnh quan nhà trường 24 50 24 18 1.69 2
TỔNG HỢP 143 133 199 105 1.54
Với câu hỏi "Ở trường mình, hệ thống cơ sở vật chất tham gia vào công tác GDPN BLHĐ cho học sinh, đạt được ở mức độ nào?" đề tài thu được kết quả ở bảng 2.16:
Bảng 2.17. Ý kiến học sinh về thực trạng hệ thống cơ sở vật chất
TT Hệ thống CSVC và thiết bị phuc vụ công tác GDPN BLHĐ (N=240) Mức độ Giá trị trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Phòng học, phòng chức năng 176 41 9 14 2.58 1 2 Thiết bị hỗ trợ dạy học, sinh hoạt 25 32 163 20 1.26 5
3 Thư viện 21 142 51 26 1.66 4
4 Sân chơi, bãi tập 17 161 49 13 1.76 3 5 Cảnh quan nhà trường 13 182 48 15 1.88 2
TỔNG HỢP 252 558 320 88 1.83
Qua kết quả khảo sát ta thấy thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục tại các nhà trường nhìn chung chưa đảm bảo để thực hiện chương trình giáo dục nói chung và GDPN BLHĐ nói riêng. Cả CBQL, GV và học sinh đều đánh giá ở mức rất thấp về CSVC. Trong đó thư viện được đánh giá ở mức thấp nhất (ĐTB là 1,66 ở HS và 1,01 ở CBQL và GV) trong khi thư viện là nơi các em sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức ngoài kiến thức thầy cô cung cấp trên lớp, các kiến thức này giúp các em hiểu biết nhiều về xã hội và giao tiếp. Một thành phần nửa của hệ thống CSVC được đánh giá không cao đó là thiết bị hỗ trợ (ĐTB là 1,26 ở HS và 1,28 ở CBQL và GV) mà ta biết rằng phần lớn các sinh hoạt ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp có hiệu quả
một phần lớn là nhờ các phương tiện hỗ trợ.
Các phiếu khảo sát cho thấy tình trạng thầy cô lên lớp "dạy chay" vẫn là phổ biến. Cả năm trời học sinh chưa hề đến phòng thí nghiệm 1 lần vì các bộ đồ dùng đã được cấp từ rất lâu nhưng hầu hết đã hư hỏng không còn khả năng sử dụng, việc bổ sung, thay thế chưa kịp thời.
Tình trạng thiếu sân để tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tình trạng nhà vệ sinh không đảm bảo, … là thực trạng đang xảy ra tại các nhà trường.
Khi được phỏng vấn, một số thầy cô lãnh đạo cho biết kinh phí đầu tư cho các trường hiện nay rất ít nên không thấm vào đâu so với quá trình hao mòn, xuống cấp và nhu cầu xây mới, mở rộng của các nhà trường. Nhiều nhà trường đã bỏ công vận động xã hội hóa nhưng khó khăn lắm vì kinh tế phụ huynh còn yếu trong khi tinh thần ủng hộ chưa cao.
Như vậy hệ thống cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục nói chung đã rất hạn chế nên hệ thống cơ sở vật chất đặc trưng cho GDPN BLHĐ cũng nằm chung trong hoàn cảnh đó.
2.3.7. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở cho học sinh tại các trường trung học cơ sở
Với câu hỏi " Ở trường mình, việc kiểm tra, đánh giá công tác GDPN BLHĐ cho học sinh, được thực hiện ở mức độ nào?" đề tài thu được kết quả ở bảng 2.18:
Bảng 2.18. Ý kiến CBQL và GV về thực trạng kiểm tra đánh giá công tác GDPN BLHĐ
TT
Công tác kiểm tra GDPN BLHĐ (N=116) Mức độ Giá trị trung bình Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ
1 Kiểm tra việc lập kế hoạch
GDPN BLHĐ của các bộ phận 71 30 10 5 2.44 1 2 Kiểm tra việc tổ chức thực hiện
GDPN BLHĐ của các bộ phận 24 46 26 20 1.64 2 3 Kiểm tra việc chỉ đạo công tác
GDPN BLHĐ của các bộ phận 19 33 44 20 1.44 3
TỔNG HỢP 114 109 80 45 1.84
Từ kết quả bảng trên cho thấy, việc kiểm tra đánh giá đã được thực hiện tương đối tốt, tương đối đều trên tất cả các hoạt động. Điều này chứng tỏ nhà trường có sự chú trọng đến việc đề ra và triển khai các hình thức kiểm tra, đánh giá trong công tác GDPN BLHĐ cho HS.
Được đánh giá cao và thường xuyên nhất là hoạt động kiểm tra hoạt động hoạt động giáo dục, giảng dạy của GV; hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường. Các
hoạt động này đã được triển khai ngay từ đầu năm học, được các đoàn thể xây dựng kế hoạch và triển khai xuyên suốt, từ đó có căn cứ để theo dõi và đánh giá theo từng kì và cả năm học.
Tiếp theo là việc tổ chức rút kinh nghiệm sau các đợt kiểm tra cũng được các trường thực hiện khá thường xuyên nhằm đánh giá những mặt làm được, bên cạnh đó tìm ra nguyên nhân của những mặt chưa làm được nhằm tìm ra giải pháp khắc phục.
Việc kiểm tra các hoạt động giáo dục NGLL, hoạt động trải nghiệm thực tế bước đầu cũng được các nhà trường quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, mức độ thường xuyên chưa nhiều, bởi lẽ các hoạt động này ít được tổ chức vì liên quan đến nguồn kinh phí và các điều kiện khác trong quá trình tổ chức.
Công tác kiểm tra sự phối hợp giữa các lực lượng cũng như việc kiểm tra hoạt động các đoàn thể trong nhà trường ít được thực hiện nhất. Có thể nói, công tác xã hội hoá giáo dục là việc làm hết sức quan trọng, thế nhưng các trường lại chưa qua tâm nhiều đến việc kiểm tra sự phối hợp giữa các LLGD. Cùng chung với đó, các trường vẫn còn xem nhẹ vài trò của việc kiểm tra, dự giờ tiết sinh hoạt lớp của GVCN vì thế mà việc nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện, hoàn cảnh của HS chưa được sâu sát, đây là vấn đề mà các trường cần phải sớm khắc phục.