Quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 36 - 37)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở

cho học sinh các trường trung học cơ sở

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng của quá trình quản lý, kiểm tra là đối chiếu với kế hoạch để xác định đúng mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai lệch, xem xét những gì đã đạt, chưa đạt, tìm nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh cho kịp thời. Kiểm tra đánh giá thúc đẩy quá trình giáo dục phát triển.

Kiểm tra đánh giá hoạt động GDPN BLHĐ cần phải chú ý đến nội dung kiểm tra: + Kiểm tra việc lập kế hoạch GDPN BLHĐ của các bộ phận.

+ Kiểm tra việc tổ chức thực hiện GDPN BLHĐ của các bộ phận. + Kiểm tra việc tổ chức thực hiện GDPN BLHĐ của các bộ phận.

Ngoài ra, công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc GDPN BLHĐ; Dựa vào chương trình, nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ được xây dựng trong nhà trường để đánh giá

Hình thức đánh giá: Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì và đánh giá quá trình;

Lực lượng đánh giá: Đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

Qua kiểm tra phải có khen thưởng để thúc đẩy đồng thời phải có kỹ luật để răn đe. Kết hợp các hình thức đánh giá nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế của mỗi hình thức.

1.4. Quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở sở

1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở

Quản lý mục tiêu GDPN BLHĐ là làm cho quá trình giáo dục phòng chống BLHĐ vận hành đồng bộ, theo đúng hướng để đạt được mục tiêu đã đề ra nhằm nâng cao chất lượng GDPN BLHĐ cho HS. Muốn vậy, phải làm cho các đối tượng của quá trình GDPN BLHĐ (cả chủ thể và khách thể) nắm vững mục tiêu giáo dục phòng chống

BLHĐ của nhà trường, có thái độ ủng hộ và quyết tâm phấn đấu thực hiện. Cụ thể: - Gắn mục tiêu GDPN BLHD với mục tiêu giáo dục của nhà trường. Để thực hiện được mục tiêu quản lý GDPN BLHĐ trong nhà trường, người hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch GDPN BLHĐ cho học sinh. Kế hoạch phải xác định mục tiêu đạt đến, các biện pháp thực hiện, thời gian tiến hành và hoàn thành, chỉ tiêu cần đạt,... Trong đó, đối với Hiệu trưởng khi xây dựng kế hoạch cần chú ý:

+ Bám sát hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên,

+ Đánh giá được đặc điểm tình hình của nhà trường. Kế hoạch GDPN BLHĐ cần có kế hoạch lâu dài, chiến lược, định hướng đón đầu cho cả giai đoạn, đồng thời phải có kế hoạch cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng hoạt động chủ điểm.

+ Kế hoạch phải được triển khai đúng thời điểm, đúng tiến độ, đồng bộ và thống nhất, được quán triệt trong tập thể hội đồng sư phạm nhà trường và được kiểm tra đánh giá thường xuyên.

+ Cần lồng ghép hoạt động GDPN BLHĐ vào kế hoạch năm, kế hoạch theo chủ đề, kế hoạch tháng.

- Chỉ đạo và tổ chức xây dựng kế hoạch bám sát mục tiêu GDPN BLHĐ.

- Kiểm tra các hoạt động bám sát mục tiêu GDPN BLHĐ đạt ở mức độ nào để để chọn lựa những giải pháp phù hợp, khả thi nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và tiến tới kiểm soát có hiệu quả BLHĐ, xây dựng môi trường học đường lành mạnh và thân thiện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)