Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 85 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh

sinh phù hợp với điều kiện nhà trường.

a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Kết quả GDPN BLHĐ cho HS phụ thuộc rất lớn vào nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua ở các trường THCS tại huyện Bắc Trà My các vấn đề này còn hạn chế, đơn điệu, thiếu tính thu hút HS nên hiệu quả giáo dục chưa cao.

Vì thế, tăng cường tổ chức các hoạt động GDPNBLHD bằng các hình thức GDNGLL cho HS cho phù hợp với điều kiện nhà trường, đa dạng hoá nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng tính hiệu quả và tránh sự nhàm chán trong việc triển khai công tác GDPN BLHĐ cho HS.

b. Nội dung, cách thực hiện biện pháp

Để tổ chức các hoạt động GDNGLL nhằm GDPN BLHĐ cho HS thì có rất nhiều hình thức như hoạt động tuyên truyền (qua mạng internet, đọc tài liệu…), hoạt động thưởng thức (văn nghệ), hoạt động trải nghiệm (dã ngoại, cắm trại), hoạt động biểu diễn (thi văn nghệ, biểu diễn thời trang…), hoạt động diễn đàn (toạ đàm, hùng biện…), hoạt động sáng tạo (thi vẽ tranh, sáng tác văn học…),..tuy nhiên trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức thì Hiệu trưởng cần chú ý những vấn đề sau:

+ Căn cứ vào đặc thù của từng trường, đặc điểm của đối tượng, thời gian, không gian mà lựa chọn các nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức phù hợp nhất.

+ Bồi dưỡng phát huy vai trò tích cực, chủ động của HS trong tất cả các khâu hoạt động, tổ chức cho HS tham gia vào khâu đóng góp ý tưởng sáng tạovà làm phong phú các phương pháp và hình thức tổ chức.

+ Cần phát huy nội lực và phối hợp với các lượng lực trong và ngoài nhà trường, có “kịch bản” tổng thể và chi tiết đối với các hoạt động…

+ Cần thường xuyên tổ chức các phiếu thăm dò về hình thức hoạt động để luôn đổi mới, mang tính hấp dẫn, đảm bảo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đề xuất ba hình thức cần được triển khai đáp ứng theo như cầu của HS ở các trường THCS hiện nay theo như kết quả khảo sát: Ngoại khoá giáo dục kỹ năng sống; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và

Thành lập Tổ tư vấn tâm lý cho HS.

*Tổ chức ngoại khoá giáo dục kỹ năng sống cho HS

HĐNK là tất cả các hoạt động ngoài giờ học do GV và nhà trường tổ chức cho HS tham gia (văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể…) nhằm mục đích tạo điều kiện cho người học được tiếp cận với nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, giúp các em nâng cao nhận thức, thái độ và có hệ thống hành vi ứng xử ngày càng phù hợp với hệ thống yêu cầu và chuẩn mực của xã hội. Với ưu thế là hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường, HĐNK cho phép GV tích hợp nhiều nội dung giáo dục: giáo dục môi trường, giáo dục sức khoẻ sinh sản, giáo dục dân số và giới tính, giáo dục KNS,…

Tổ chức ngoại khoá giáo dục KNS cho HS nhằm trang bị cho các em những hiểu biết và cách xử lý một số tình huống khó khăn trong việc giải quyết các mâu thuẫn giữa bạn bè, từ đó góp phần hạn chế BLHĐ.

HS có khả năng vận dụng một số KNS vào thực tế trong mối quan hệ bạn bè sẽ tạo được không khí thân mật, hạn chế những xích mích gây mâu thuẫn. Quan hệ bạn bè trong lớp, trong trường tốt sẽ góp phần xây dựng “Trường học thân thiện –học sinh tích cực”, tạo điều kiện thuận lợi để HS học tập tốt hơn.

Cách thực hiện:

Để tiến hành giáo dục KNS (ví dụ như kỹ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột cho HS), Hiệu trưởng chỉ đạo cho Ban HĐNGLL có thể thiết kế mẫu hoạt động như sau:

Xác định mục tiêu của chủ đề sinh hoạt

Với mục tiêu phòng ngừa BLHĐ, chúng ta có thể hướng tới các mục tiêu: HS nhận diện được các biểu hiện của BLHĐ, nguyên nhân và cách phòng tránh; Tỏ thái độ phù hợp với các biểu hiện của bạo lực trong mỗi giai đoạn (dấu hiệu tiền bạo lực – dấu hiệu thực hiện hành vi bạo lực – dấu hiệu hậu bạo lực), có khả năng ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực; Hình thành các kỹ năng: hợp tác, kiềm chế cảm xúc, giải quyết xung đột…

Nội dung các hoạt động tổ chức

Cấu trúc của phần nội dung hoạt động có thể được thiết kế gồm các phần như: Hoạt động khởi động; Thi hiểu biết chung; Khả năng nhận diện vấn đề; Thử sức ; Tranh tài; Trách nhiệm của chúng ta …

Việc tìm kiếm và xây dựng các nội dung hoạt động được căn cứ trên mục tiêu đã xác định, tránh lựa chọn hoạt động xa rời mục tiêu.

Dự kiến hệ thống các phương pháp và phương tiện được sử dụng

Có thể sử dụng các phương pháp như: hỏi đáp nhanh, tình huống, sắm vai, trò chơi thư giãn, thảo luận chia sẻ, hùng biện, thể hiện khả năng qua các tác phẩm nghệ thuật…Với sự hỗ trợ của các phương tiện như máy chiếu, laptop, ampli…hiệu quả của sử dụng phương pháp sẽ tăng lên rõ rệt.

Cách thức tiến hành

Quan trọng khâu này phải chọn được MC duyên dáng, nói năng lưu loát, có tài dẫn dắt và linh hoạt khi xử lý tình huống…để hướng dẫn hoạt động cho HS. MC có

thể là GV hoặc HS hoặc thầy – trò cùng dẫn dắt chương trình.

Dự kiến đánh giá, tổng kết

Sau mỗi hoạt động nhà trường đều nhận xét, góp ý về cách thức tổ chức, tinh thần thái độ tham gia của HS, cùng các em rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau. Để hoạt động thêm hấp dẫn và tạo được không khí thi đua vui vẻ, các tiết mục văn nghệ lồng ghép và các phần quà cho các đội thắng cuộc là không thể thiếu.

Khi các HĐNK được nhà trường tổ chức hiệu quả sẽ giúp các em HS trở nên năng động hơn, trách nhiệm hơn đối với công việc được giao, nhận thức về hệ thống giá trị cũng thay đổi về cơ bản. Qua các bài tập thực tế, các em rèn luyện thêm cho mình nhiều KNS cần thiết.

Tuy nhiên, KNS có nhiều dạng, cần chọn lọc những dạng nào là thiết thực với HS, nhất là giúp các em dễ vận dụng trong mối quan hệ bạn bè để tạo không khí thân mật, gần gũi.

Không nên giáo dục KNS cho HS theo hình thức “đọc – chép” mà nên lấy những tình huống trong thực tế của HS để giúp các em lựa chọn giải pháp xử lý thích hợp nhất.

*Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS

Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, năng lực…từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.

Riêng đối với HS ở bậc học THCS, hoạt động TNST giúp hình thành lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân, biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức công dân, tích cực tham gia các hoạt động xã hội…từ đó, làm giảm đi những suy nghĩ hành vi lệch lạc, phòng tránh các hành vi BLHĐ.

Cách thực hiện:

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chức đoàn thể phối hợp với GVCN tổ chức các hoạt động TNST dưới nhiều hình thức khác nhau như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, sinh hoạt tập thể, sân khấu hoá (thơ, kịch, hát, tiểu phẩm…), thể dục thể thao…

Dưới đây là một số gợi ý cụ thể về các hoạt động trải nghệm sáng tạo dành cho HS bậc học THCS:

- Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh,… về truyền thống nhà trường - Trồng và phụ trách chăm sóc cây xanh

- Hội thi cắm trại chào mừng ngày 26/3 - Đóng kịch phòng chống BLHĐ

- Hoạt động phân luồng giao thông tại cổng trường - Vẽ tranh tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội.

- Tổ chức tham quan di tích lịch sử hoặc chăm sóc nhà tưởng niệm ở địa phương - Tham gia giao lưu với các em ở trại trẻ mồ côi…

Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS, Hiệu trưởng cần quan tâm đến những nội dung sau:

- Lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp với tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của HS. Tránh sự gò bó, không tự nhiên và khô cứng.

- Quan tâm chú trọng việc hình thành, phát triển những năng lực cần cho việc học suốt đời, gắn với đời sống hàng ngày, trong đó chú ý các năng lực chung như năng lực tự học, học cách học; năng lực cá nhân (tự chủ, tự quản lý bản thân); năng lực xã hội; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực tư duy; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực thông tin và truyền thông…

- Tạo điều kiện để cả GV và HS có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động.

Cần chú trọng việc xây dựng kế hoạch, thiết kế hoạt động TNST thật cụ thể vì đây là khâu quan trọng quyết định phần lớn sự thành công của hoạt động. Khi thiết kế cần chú ý đến những công việc sau: Xác định nhu cầu tổ chức; Đặt tên cho hoạt động; Xác định mục tiêu của hoạt động; Xác định nội dung – phương pháp - phương tiện – hình thức của hoạt động; Lập kế hoạch; Thiết kế chi tiết trên bản giấy; Kiểm tra – điều chỉnh – hoàn thiện chương trình hoạt động; Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ cá nhân.

Cần phải có sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động, đóng góp về chuyên môn, trí tuệ hay sự ủng hộ về tinh thần…)

*Xây dựng Tổ tư vấn tâm lý HS

Tổ tư vấn tâm lý HS là đội ngũ giúp các em lựa chọn biện pháp giải quyết những thắc mắc, những bức xúc riêng tư của các em, hướng dẫn HS về những hiểu biết trong lĩnh vực sức khoẻ vị thành niên, phòng chống tệ nạn xã hội… Hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý HS sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách các em. Những kiến thức văn hoá mà thầy cô trang bị trên lớp chỉ mới nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thức khoa học của các bộ môn; các em còn nhiều thắc mắc, nhiều bức xúc trong đời sống tâm lý, trong hoạt động thường ngày cần được trợ giúp để các em ổn định sức khoẻ, tâm lý và trí tuệ… và góp phần nâng cao hiệu quả trong học tập và rèn luyện. Phòng tư vấn tâm lý là địa chỉ đáng tin cậy của HS và PH; nơi đây sẽ giúp các em giải toả những bức xúc, những thắc mắc riêng tư, hỗ trợ kịp thời khi có dấu hiệu bạo hành, tư vấn tâm lý sau bạo hành và bảo đảm tính bảo mật cá nhân.

Cách thực hiện

Hiệu trưởng thành lập Tổ tư vấn tâm lý HS gồm những GV giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, yêu mến HS và có uy tín; chỉ đạo Tổ tư vấn xây dựng kế hoạch

hoạt động, xác định những nhiệm vụ chủ yếu và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, phân công ca trực tại phòng tư vấn.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cần thường xuyên tuyên truyền về công tác giáo dục HS liên quan đến sức khoẻ sinh sản vị thành niên, những vướng mắc trong đời sống thường ngày, những bức xúc trong quan hệ bạn bè, tình bạn, tình yêu…khuyên các em nên đến gặp tổ tư vấn tâm lý của nhà trường. Đồng thời nên tiến hành khảo sát nhu cầu của HS về những vấn đề mà các em muốn được trò chuyên, giải đáp thắc mắc. Nhà trường có thể tổ chức những buổi nói chuyện chuyên sâu về những vấn đề mà HS đang quan tâm.

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần lưu ý những vấn đề như bố trí Phòng tư vấn tâm lý HS ở vị trí hợp lý, tế nhị và lịch sự để các em không ngại ngùng khi đến phòng này.

Cần quan tâm về chế độ ưu đãi đối với các giáo viên làm công tác tư vấn, có thể giảm bớt tiết dạy trong tuần cho GV, chú ý đến công tác khen thưởng hợp lý…. Có như vậy mới thiết thực động viên thầy cô tham gia côngtác tư vấn tâm lý HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)