7. Cấu trúc của luận văn
1.4.7. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực
lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở
Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng cuối cùng của BGH trong công tác quản lý chung của nhà trường cũng như quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Kiểm tra để thấy được những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ, từ đó điều chỉnh kế hoạch, cải tiến thay đổi phương pháp cho phù hợp. Để quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ đạt hiệu quả, BGH cần thực hiện một số nội dung sau:
- Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPN BLHĐ; - Xây dựng kế hoạch, mục tiêu, tổ chức phân công lực lượng kiểm tra. Mục đích kiểm tra chủ yếu là tư vấn, rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung và phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho phù hợp;
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch GDPN BLHĐ, kiểm tra công tác hỉ đạo GDPN BLHĐ của các bộ phận.
Có thể kiểm tra nội dung các hoạt động theo kế hoạch từng thời điểm, hoặc kiểm tra từng hoạt động cụ thể, hoặc thông qua các hoạt động giáo dục khác, kiểm tra chuyên đề. Kiểm tra có thể tiến hành bằng phương pháp trực tiếp (dự một số hoạt động cụ thể, trao đổi với GV, HS) hoặc gián tiếp (qua hồ sơ sổ sách, báo cáo). Qua kiểm tra, cần nhanh chóng đánh giá và đề xuất các biện pháp xử lý khắc phục, cải thiện các điều kiện để kịp thời điều chỉnh đưa hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ vào hiệu quả.
Tóm lại, quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong nhà trường THCS thực chất là quản lý về mục tiêu và kế hoạch thực hiện, quản lý nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ, quản lý việc phối hợp của các lực lượng và quản lý việc kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục phòng ngừa BLHĐ
trong nhà trường. Để quản lý tốt hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS đòi hỏi người quản lý không những nắm vững khoa học quản lý, có nghệ thuật quản lý, cần xây dựng và quản lý tốt các điều kiện giáo dục như: Cơ sở vật chất - thiết bị, tài liệu và văn bản về giáo dục phòng ngừa BLHĐ, đội ngũ cán bộ GV, xây dựng mối quan hệ tốt với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Hơn nữa, cần xây dựng một nhà trường có nề nếp và có thói quen thực hiện nề nếp để việc đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh phù hợp với đối tượng và có hiệu quả.
Tiểu kết chương 1
BLHĐ là những hành vi không đúng mực hay lệch lạc có nguồn gốc từ những quan niệm, hiểu biết về những hành vi, ứng xử thiếu hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ giữa các đối tượng trong trường học, hay nói cách khác là thiếu chuẩn mực đạo đức trong học đường.
Công tác quản lý GDPN BLHĐ có một vai trò quan trọng và là nền tảng thiết yếu của việc giảng dạy và giáo dục đạo đức nhân cách học sinh. Các hoạt động này là một dịch vụ đ c biệt giúp học sinh tuổi THCS giải quyết những khó khănvềtâm lý, khai thác những điểm mạnh của các em để các em có thể tham gia một cách hiệu quả vào quá trình học tập, giúp các em phát triển tốt tiềm năng và những kỹ năng sống sau này.
Muốn làm tốt công tác GDPN BLHĐ cho học sinh THCS, chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu của đối tượng để xác định mục tiêu, xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp GD phù hợp. Để làm được điều đó, công tác QL, tổ chức đóng một vai trò rất quan trọng. Việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GD và sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức đoàn thể, các ban chức năng và đội ngũ GV dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu là nhân tố quyết định hiệu quả của công tác giáo dục, rèn luyện HS nói chung và GDPN BLHĐ nói riêng.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Làm rõ thực trạng hoạt động GDPN BLHĐ và quản lý hoạt động GDPN BLHĐ để đánh giá những ưu điểm, hạn chế, làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDPN BLHĐ ở các trường THCS huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.
2.1.2. Đối tượng khảo sát
- Đối tượng khảo sát ở mỗi trường: Để có cơ sở thực tế trong việc xác định thực trạng hoạt động GDPN BLHĐ và quản lý hoạt động GDPN BLHĐ, tôi tiến hành khảo sát 3 đối tượng: CBQL, giáo viên, học sinh ở 6 trường THCS huyện Bắc Trà My. Cụ thể:
+ Học sinh 240 em (Mỗi trường 40 em chia đều cho 4 khối) + CBQL: Gồm BGH và tổ trưởng chuyên môn của 6 trường + Giáo viên: tất cả giáo viên của 6 trường.
Ngoài ra đề tài còn dùng phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của một số phụ huynh, CBQL và giáo viên
Bảng 2.1. Phân bố mẫu khảo sát
TT Tên trường khảo sát Số lượng người
CBQL GV HS PH 1 THCS Nguyễn Du 5 25 40 5 2 THCS Huỳnh Thúc Kháng 3 13 40 5 3 THCS Phương Đông 4 12 40 5 4 THCS Nguyễn Huệ 4 17 40 5 5 THCS 19.8 4 13 40 5
6 THCS Nguyễn Văn Trỗi 4 12 40 5
Tổng 24 92 240 30
2.1.3. Nội dung khảo sát
a. Đối với học sinh: Nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về vấn đề BLHĐ; Ý kiến của học sinh về công tác GDPN BLHĐ cho học sinh trong nhà trường.
b. Đối với phụ huynh học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường: Nhận thức về GDPN BLHĐ và công tác phối hợp GDPN BLHĐ cho học sinh tại các trường THCS huyện Bắc Trà My.
c. Đối với giáo viên: Nhận thức của giáo viên về hoạt động GDPN BLHĐ cho học sinh tại các trường THCS và đánh giá thực trạng GDPN BLHĐ cho học sinh và quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh của nhà trường hiện nay.
d. Đối với Cán bộ quản lý: Nhận thức của CBQL về hoạt động GDPN BLHĐ cho học sinh tại các trường THCS; đánh giá thực trạng việc thực hiện nội dung, các hình thức,
phương pháp GDPN BLHĐ cho học sinh và công tác quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Trà My hiện nay.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp khảo sát chính nhằm đánh giá thực trạng hoạt động GDPN BLHĐ và quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh THCS tại huyện Bắc Trà My.
Nội dung đánh giá được thể hiện ở phụ lục 1, 2 và 3:
Đối với học sinh: Nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về vấn đề BLHĐ; Ý kiến của học sinh về công tác GDPN BLHĐ cho học sinh trong nhà trường.
Đối với phụ huynh học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường: Nhận thức về GDPN BLHĐ và công tác phối hợp GDPN BLHĐ cho học sinh tại các trường THCS huyện Bắc Trà My.
Đối với giáo viên: Nhận thức của giáo viên về hoạt động GDPN BLHĐ cho học sinh tại các trường THCS và đánh giá thực trạng GDPN BLHĐ cho học sinh và quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh của nhà trường hiện nay.
Cách xử lý dữ liệu nghiên cứu: Thang điểm, điểm trung bình được quy ước như sau:
Bảng 2.2. Điểm quy ước
TT Mức độ
thực hiện Mức độ hiệu quả Điểm được gán Điểm trung bình
1 Thường xuyên Tốt 3 2,26 -> 3
2 Thỉnh thoảng Khá 2 1,51 -> 2,25 3 Ít khi Trung bình 1 0,76 -> 1.50
4 Không bao giờ Yếu 0 0 -> 0,75
Dựa vào điểm trung bình đề tài đưa ra thứ bậc của các nội dung trong bảng đánh giá, sử dụng thứ bậc để so sánh giữa các nội dung trong bảng đánh giá. Ngoài ra một sô câu hỏi đề tài sử dụng phương pháp tính kết quả phần trăm để làm cở sở cho việc đánh giá.
b. Phương pháp chuyên gia:
Mục đích: Lấy các ý kiến đánh giá từ chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu cho các biện pháp đề xuất
Nội dung: Tham khảo ý kiến chuyên gia cho các biện pháp khảo nghiệm
Cách xử lý dữ liệu nghiên cứu: Tính kết quả phầm trăm thông qua các mức độ về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất (Dành cho CBQL, giáo viên, lãnh đạo phòng giáo dục huyện, công an xã) với 5 mức độ được gán tương ứng các giá trị 1,2,3,4,5 như sau:
- Rất cấp thiết / rất khả thi. - Cấp thiết / khả thi.
- Trung bình
- Không cần thiết / không khả thi.
c. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Lấy ý kiến của CBQL, GV và PH các nội dung các vấn đề liên quan đến thực trạng GDPN BLHĐ.
Nội dung: Tìm hiểu thực trạng GDPN BLHĐ, tham khảo ý kiến để đề ra các giải pháp phù hợp với thực tế.
Cách xử lý dữ liệu nghiên cứu: Xác định được độ thống nhất chung trong các ý kiến của họ để từ đó đưa ra nhận định vấn đề.
2.1.5. Quy trình nghiên cứu và thời gian tổ chức nghiên cứu
Giai đoạn 1: Lên kế hoạch nghiên cứu – Thời gian từ 5/2/2020 đến 20/3/2020 Giai đoạn 2: Hoàn thiện cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu
Giai đoạn 3: Xác định các phương pháp và công cụ nghiên cứu thực trạng Giai đoạn 4: Nghiên cứu thử và hoàn thiện các công cụ nghiên cứu
Giai đoạn 5: Tổ chức triển khai nghiên cứu thực tiễn
Giai đoạn 6: Xử lý số liệu, phân tích số liệu và viết báo cáo Giai đoạn 7: Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp
Giai đoạn 8: Kết thúc và hoàn thiện báo cáo toàn văn.
2.2. Khái quát về tình hình Kinh tế - Xã hội và Giáo dục - Đào tạo của huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện Kinh tế - Xã hội của huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam Quảng Nam
Huyện Bắc Trà My có diện tích tự nhiên 846,9 km2, với gần 21% đất nông nghiệp, 69% đất lâm nghiệp, dân số khoảng gần 45.000 người. Nơi đây có điều kiện khí hậu, thời tiết và thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp. Hệ thống giao thông thuận lợi. Có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên đặc sắc; văn hóa các dân tộc với những bản sắc riêng, tạo nên nét truyền thống văn hóa đặc sắc của Đất và Người Trà My luôn được giữ gìn và phát huy.
Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Quảng Nam, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, sự tin tưởng và chung tay đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài huyện, Bắc Trà My đã từng bước phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tập trung đầu tư phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Theo đó, kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư; văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; công tác xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao. Quốc phòng, an ninh được giữ vững.
2.2.2. Tình hình Giáo dục và đào tạo của huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bắc Trà My đã có những bước phát triển đáng kể, việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục -đào tạo được
các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm nhiều hơn. Chủ trương xã hội hóa giáo dục được các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân nhận thức và hưởng ứng tích cực. Do vậy, sự nghiệp giáo dục của huyện có những bước chuyển biến toàn diện và đúng hướng, chất lượng ở tất cả các mặt giáo dục từng bước được nâng lên.
- Mạng lưới trường học: Được sắp xếp, bố trí phù hợp với đặc điểm từng địa phương và đáp ứng được nhu cầu học tập của hoc sinh. Năm học 2019-2020 Cụ thể:
+ Toàn huyện có 40 đơn vị trường học. Trong đó: 02 trường Mầm Non, 13 trường Mẫu Giáo, 12 trường tiểu học (05 trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học), 13 trường Trung học (05 trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở, 02 trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học- Trung học cơ sở).
+ Tổng số lớp: 456 lớp (giảm 27 lớp so với cuối kỳ I năm học 2018-2019; giảm 02 lớp so với đầu năm học 2019-2020).
-Về cơ sở vật chất trường học: Có sự đầu tư của nhà nước, thông qua các chương trình đầu tư kiên cố hoá trường, lớp học; vốn ODA, WB; chương trình mục tiêu Quốc gia,... Mặc dù trong các năm gần đây, kinh tế của địa phương gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên việc đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục luôn được chú trọng. Hàng năm UBND huyện chỉ đạo Phòng GD&ĐT, các trường xây dựng kế hoạch, đề xuất nhu cầu, trên cơ sở đó UBND huyện huy động các nguồn lực, cân đối nguồn ngân sách, các chương trình mục tiêu kêu gọi vốn đầu tư từ các nhà tài trợ,... để đầu tư kịp thời phục vụ công tác dạy và học. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu của các cấp, bậc học.
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học được quan tâm chỉ đạo. Đến nay toàn ngành đã được UBND tỉnh công nhận 4/40 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có Mầm non 01 trường, Tiểu học 1 trường, THCS 2 trường.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Đến cuối học kỳ I năm học 2019-2020, đội ngũ CBGVNV toàn ngành là 1035 người. Trong đó: CBQL trường học: 103, Nhân viên: 182, Giáo viên: 750.
Công tác đào tào, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ và tư tưởng chính trị được huyện, ngành quan tâm đúng mức, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong tình hình mới.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các trường đã thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ kế cận và dự nguồn các chức danh cán bộ chủ chốt các đơn vị trường học, thực hiện triệt để công tác luân chuyển đội ngũ CBQL, đã cơ bản hoàn thành luân chuyển CBQL các trường, công tác bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại CBQL được thực hiện đúng quy trình. Triển khai việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV và chuẩn Hiệu trưởng các trường MN, TH, THCS đúng quy định.
2.2.3. Tình hình Giáo dục và đào tạo của cấp THCS huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam Quảng Nam
PTDTBT TH&THCS, 06 trường THCS). Tổng số trường dạy 2 buổi/ngày (trên 06 buổi/tuần): 10/13 trường. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 năm 2019. Thực hiện mô hình trường học mới đối với lớp 9 ở trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú. Quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên và chất lượng dạy học môn Tiếng Anh, Thực hiện việc dạy chương trình Tiếng Anh 10 năm đối với lớp 6 tại trường THCS Nguyễn Du. Tổ chức nhiều các cuộc thi, hội thi dành cho giáo viên và học sinh nhằm thúc đẩy sự đổi mới về hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, phương pháp dạy học và tạo sân chơi cho học sinh và giáo viên.
Các trường THCS trên đia bàn huyện luôn đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Hai không”, tập trung chỉ đạo việc thực hiện giảm tải nội dung chương trình và sách giáo khoa một cách linh hoạt và chủ động, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu được quan tâm đúng mức…đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm