Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 91 - 122)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.2.Kết quả khảo nghiệm

Qua khảo nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%)

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

1

Nâng cao nhận thức về công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh đối với lực lượng trong và ngoài nhà trường

96 4 0 0 0 3 97 0 0 0

2

Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trong nhà trường

95 5 0 0 0 2 98 0 0 0

3

Tăng cường các nguồn lực và điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

92 8 0 0 0 3 97 0 0 0

4

Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong nhà trường

92 8 0 0 0 2 98 0 0 0

5

Xây dựng cơ chế phối hợp triển khai thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

89 11 0 0 0 5 95 0 0 0

6

Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh phù hợp với điều kiện nhà trường.

93 7 0 0 0 2 98 0 0 0

7

Chú trọng đổi mới công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường đối với học sinh.

87 13 0 0 0 5 95 0 0 0

Qua kết quả trên, cho thấy 7 nhóm biện pháp đề được xuất, ý kiến cho là rất cấp thiết và cấp thiết chiếm tỷ lệ từ 87% trở lên; Khả thi và rất khả thi chiếm từ 95% trở lên.

Trong đó:

HS đối với lực lượng trong và ngoài nhà trường được mọi người cho là rất cấp thiết chiếm tỷ lệ cao nhất: 96%, điều này phù hợp vì hiện nay công tác GDPN BLHĐ tại các trường còn hạn chế cũng xuất phát từ nhận thức và trách nhiệm của các cấp quản lý, cần phải được quán triệt và nâng cao hơn nữa.

- Về tính khả thi: Cả 7 nhóm biện pháp đều được 100% ý kiến cho là khả thi. Tóm lại, những biện pháp quản lý GDPN BLHĐ cho HS chúng tôi đề xuất được đa số CBQL và GV tham gia trưng cầu ý kiến tán thành và cho rằng cấp thiết và có tính khả thi. Việc thực hiện các nhóm biện pháp trên một cách đồng bộ sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý GDPNBLHĐ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường THCS.

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào những cơ sở lý luận và những nghiên cứu của các nhà khoa học và qua thực tiễn khảo sát về công tác quản lý GDPN BLHĐ tại 6 trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Trà My, từ cơ sở đó chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý GDPN BLHĐ trong các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Trà My. Các biện pháp này tập trung vào:

Nâng cao nhận thức về công tác GDPN BLHĐ cho học sinh đối với lực lượng trong và ngoài nhà trường

Sắp xếp, phân công công việc và nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác GDPN BLHĐ cho học sinh trong nhà trường.

Tăng cường các nguồn lực và điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDPN BLHĐ cho học sinh

Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp GDPN BLHĐ trong nhà trường

Xây dựng cơ chế phối hợp triển khai thực hiện hoạt động GDPN BLHĐ cho học sinh.

Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh phù hợp với điều kiện nhà trường.

Chú trọng đổi mới công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động GDPN BLHĐ đối với học sinh.

Những biện pháp đề xuất trên đây của chúng tôi đã được tham khảo ý kiến và nhận được sự tán thành cao của 116 cán bộ quản lý, giáo viên tại 6 trường THCS huyện Bắc Trà My, lãnh đạo phòng gáo dục huyện và công an tại địa phương, điều đó có thể khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Nếu những biện pháp trên được các trường đưa vào sử dụng một cách đồng bộ và phù hợp với điều kiện của các trường THCS hiện nay tại huyện Bắc Trà My thì sẽ có tác động đến hiệu quả của công tác GDPN BLHĐ cho HS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh có vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng ở các trường THCS. Đây là quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi có sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể của nhà trường đến tất cả học sinh trong nhà trường. Vì vậy nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh trong các trường THCS là việc làm cấp thiết.

* Về mặt lý luận:

Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở khoa học, giúp tác giả nghiên cứu luận văn nắm bắt một cách có hệ thống về giải pháp quản lý bao gồm quản lý trường học, quản lý giáo dục đặc biệt là quản lý hoạt động GDPN BLHĐ cho học sinh THCS; giúp tác giả hệ thống được các nội dung, phương pháp GDPNBLHĐ.

Việc tiếp cận các phương pháp GDPN BLHĐ cho học sinh trường THCS là phù hợp, giúp Ban iám hiệu nhà trường tổ chức và hình thành có hiệu quả hoạt động GDPN BLHĐ cho học sinh trong nhà trường, huy động được mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường phục vụ cho quá trình GDPN BLHĐ cho học sinh một cách có chất lượng

* Về thực tiễn:

Qua việc tìm hiểu và xử lý kết quả điều tra, tác giả có thể khẳng định hoạt động GDPN BLHĐ cho học sinh trường THCS đ có những ưu điểm, hạn chế và xác định được những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh trường THCS. Việc khảo nghiệm và nghiên cứu thực tiễn cho thấy, quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh trường THCS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay chưa được thực hiện theo một định hướng như một quá trình giáo dục trọn vẹn, chưa được tổ chức một cách khoa học. Trong các nhà trường THCS, GDPN BLHĐ cho học sinh mới chỉ được kết hợp phần nào trong các hoạt động dạy học, giáo dục mà chưa được tổ chức theo chương trình cụ thể. Chính vì vậy, việc hình thành định hướng GDPN BLHĐ cho học sinh còn thiếu đi tính vững chắc, dễ bị dao động, ảnh hưởng bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài cuộc sống và xã hội. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy khái quát hóa các đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, tự đánh giá của học sinh và các lực lượng giáo dục có sự thống nhất, đồng thuận khá cao về thực trạng GDPN BLHĐ, quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh trường THCS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam như sau:

Nhận thức còn chung chung, thái độ, hành động chưa phát huy hết khả năng mặc dù có triển khai công tác GDPN BLHĐ, có chấp hành nội qui, có tổ chức các hoạt động tập thể về GDPN BLHĐ, có phối hợp với cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong quá trình GDPN BLHĐ.

Quản lý giáo GDPN BLHĐ cho học sinh trường THCS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam còn hạn chế. Vì nhận thức chưa rõ tầm quan trọng của phòng ngừa BLHĐ và quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh và còn thiếu một số giải pháp quản lý GDPN phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục.

1.3. Biện pháp đề xuất

Luận văn đã đè xuất ra 7 biện pháp quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh và cũng thể hiện kết quả khảo nghiệm về tính khả thi và tính cần thiết trong thực tế được áp dụng trong trường THCS huyện Bắc Trà My. Kết quả cho thấy luận văn đã bám sát được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Luận văn có giá trị thực tiễn vì nó đã giải quyết được một trong những vấn đề có tính cấp bách và chiến lược của giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục với những thách thức và biến động to lớn ở thế kỉ XXI ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình quản lý giáo dục góp phần nâng cao chất lượng GDPN BLHĐ cho học sinh. Đặc biệt, mong muốn các giải pháp này sẽ được nhân rộng kết quả và có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cá cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, các lực lượng giáo dục tham gia quản lý GDPNBLHĐ cho h ọc sinh các trường THCS.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam

Đưa vào nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm trong hè về phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tích hợp kỹ năng sống vào một số môn học, trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần dành một số thời lượng cho học sinh tổ chức các trò chơi tâp thể, các hoạt động giáo dục có nội dung GDPN BLHĐ.

Chỉ đạo các Phòng Giáo dục có văn bản hướng dẫn các đơn vị trường học, cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp cho học sinh, xử lý các quy trình khi học sinh vi phạm, đồng thời coi trọng công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát ngăn ngừa tệ nạn BLHĐ trong học sinh.

Tổ chức hội thảo, các chuyên đề về “ GDPN BLHĐ cho học sinh” cho các cán bộ QLGD và các GV của các trường THCS tỉnh Quảng Nam hưởng ứng tham gia.

Ngoài ra, Sở giáo dục và Đào tạo nên tăng cường thanh tra, kiểm tra kế hoạch và quá trình thực hiện quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh trường THCS.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My cần quan tâm, chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh và phải coi đây là cơ sở để thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Hướng dẫn, chỉ đạo các trường THCS huyện Bắc Trà My thống nhất về chương trình nội dung, phương GDPN BLHĐ cho học sinh nhằm phối hợp với thực tiễn của từng vùng, miền.

Qui định cụ thể về cơ chế phối hợp quản lý các nhà trường THCS với các LLGD trong việc thực hiện quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

2.3. Đối với các trường Trung học cơ sở

Các trường THCS trên địa tỉnh Quảng Nam cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục và các lực lượng giáo dục tham gia quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh của trường mình.

Phối kết hợp, lồng ghép giữa dạy học trên lớp với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giữa các hoạt động trong và ngoài nhà trường nhằm hình thành nhân cách và phát huy tính chủ động tích cực tham gia của học sinh trường THCS.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thống nhất giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh như một vòng tròn khép kín không tuyệt đối hóa vai trò của chủ thể nào.

2.4. Đối với Giáo viên chủ nhiệm

Tôn trọng và đối xử bình đẳng với tất cả HS vì định kiến phân biệt trong lớp là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi BLHĐ. Ghi nhận sự cố gắng của từng em HS và tạo được sự đoàn kết trong lớp là một biện pháp phòng ngừa lâu dài.

Hãy thực sự là cầu nối để gắn kết giữa gia đình và nhà trường và là chổ dựa vững chắc về tinh thần cho HS.

2.5. Đối với cha mẹ học sinh

Cần được trang bị những kĩ năng làm cha mẹ một cách phù hợp, tránh sử dụng bạo lực trong giáo dục con cái.

Các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm đến con, tìm hiểu được các mối quan hệ xung quanh con cũng như việc sử dụng thời gian và việc tham gia các hoạt động xã hội, các loại hình giải trí...

Trong việc giáo dục con em ở độ tuổi vị thành niên, gia đình cần có được mối liên lạc thường xuyên với nhà trường để có sự gắn kết chặt chẽ cũng như nắm bắt thông tin, tình hình học tập, các mối quan hệ của con em mình từ đó có những định hướng đúng đắn đắn phù hợp trong cách thức quản lí và giáo dục. Quan tâm đúng mực đến mối quan hệ của con cái để tránh tình trạng con em bị gây hấn.

2.6. Đối với chính quyền, công an địa phương

Thường xuyên theo dõi, giải quyết dứt điểm các tệ nạn xã hội, tội phạm trong thôn xóm. Tổ chức giao ban hàng tháng với các trường trên địa bàn để nắm bắt tình hình và có phương án phối hợp giáo dục.

Chính quyền cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân trong cộng đồng về tác hại của BLHĐ và trách nhiệm ngăn ngừa BLHĐ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hà Anh (2014), “Từ bạo lực gia đình đến bạo lực học đường”, Báo Tiền Phong. [2]. Hồ Sỹ Anh (2014), "Giáo dục gia đình Việt Nam trước bối cảnh đổi mới căn bản

và toàn diện giáo dục", Tạp chí Dạy và Học ngày nay, tháng 3/2014, tr.61 - tr.64.

[3]. BCH TW Đảng (2013), Nghịquyết số29-NQ/TW ngày 12 thang 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

[4]. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Mai Lan (2013), Bạo lực đường Việt Nam hiện naynhìn từ góc độ tâm lý học. NXB. Từ điển bách khoa.

[5]. Lê Thị Bừng (1998), Gia đình – Trường học đầu tiên của lòng nhân ái, NXB Giáo dục Hà Nội.

[6]. Bộ GD&ĐT, Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017, Chương trình hành đông phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021.

[7]. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017, tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong cơ sở giáo dục.

[8]. Bộ GD&ĐT, Quyết định 1235/QĐ-BGDĐT ngày 30/03/2018, phê duyệt đề án

"Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020".

[9]. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT ngày 7/05/2018, tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.

[10].Bộ GD&ĐT, Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019, Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

[11].Bộ GD&ĐT, Chỉ thị số 993/CT-BGDDT ngày 12/4/2019, tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.

[12].Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học,Hà Nội.

[13].Bộ GD & ĐT, Thông tư số 12/2011-BGD&ĐT Ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học, Hà Nội ngày 28/3/2011. [14].Nguyễn Thị Cẩm (2012), Bạo lực học đường và những hậu quả, Kỷ yếu hội thảo

khoa học, Trường Đại học Hà Tĩnh.

[15].Chính phủ, Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017, Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, ngừa bạo lực học đường

[16].Nguyễn Hữu Dũng (1995), Nhà trường trung học và người giáo viên trung học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[17].Đăng Doanh (2011). Bạo lực học đường Hà Nội. Tạp chí Lao động và xã hội. Số. 412. -tr. 35-37, 2011).

[18].Giáo trình Đổi mới căn bản toàn diện ngành Giáo dục, phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong nhà trường. thực trạng và giải pháp (2014- 2015), Nhà xuất bản lao động- xã hội (2014).

[19].Lê Văn Giạng (2001), Những vấn đềlý luận cơ bản của khoa học giáodục, NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội.

[20].Lưu Song Hà (2010), “Một số giải pháp tâm lý nhằm hạn chế và khắc phục hành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 91 - 122)