Quản lý các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 38 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Quản lý các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học

sinh các trường trung học cơ sở

Quản lý phương pháp GDPN BLHĐ là đảm bảo sử dụng đúng phương pháp giáo dục, là sự tác động, chỉ huy, điều khiển cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục, được thực hiện trong sự thống nhất biện chứng, gắn bó với nhau nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục học sinh; tăng cường phòng ngừa BLHĐ và thực hiện theo nguyên tắc lấy phòng ngừa, ngăn chặn là chính, thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động và can thiệp của nhà trường, gia đình và cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của học sinh, xử lý kịp thời các hành vi BLHĐ.

Thực hiện các phương pháp GDPN BLHĐ cho học sinh, giáo viên là chủ thể có vai trò trực tiếp đến chất lượng giáo dục cũng như sự thành công của việc thực hiện các phương pháp giáo dục. Vì vậy, trọng tâm của quản lý GDPN BLHĐ cho học sinh là quản lý phương pháp giảng dạy và tổ chức các hoạt động của giáo viên và ban chỉ đạo hoạt động GDPN BLHĐ. Cán bộ quản lý cần có các biện pháp quản lý thích hợp, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình thực hiện các phương pháp giáo dục, giáo viên phải được hướng dẫn và cung cấp phương tiện, chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên lĩnh hội các phương pháp GDPNBLHĐ phù hợp nhằm tăng cường việc chuyển tải nội dung giáo dục và thực hiện thành công mục tiêu giáo dục. Vậynhằm thực hiện tốt việc quản lý phương pháp GDPN BLHĐ cán bộ quản lý cần:

- Tổ chức sử dụng đồng bộ các phương pháp GDPN BLHĐ cho học sinh để các phương pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm đạt được mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ;

- Tổ chức hoạt động đảm bảo vận dụng các phương pháp khả thi vào GDPN BLHĐ. - Chỉ đạo sát sao việc vận dụng các phương pháp nâng cao hiệu quả GDPN BLHĐ - Kiểm tra, đánh giá việc vận dung các phương pháp trong thực tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDPN BLHĐ.

1.4.4. Quản lý các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở sinh các trường trung học cơ sở

Hiện nay có nhiều hình thức GDPN BLHĐ cho học sinh THCS được sử dụng, nhưng nhìn chung trong nhà trường nhà quản lý cần chú ý 3 hình thức chủ yếu là giáo dục phòng ngừa BLHĐ thông qua các môn học, đặc biệt là môn Giáo dục công dân và GDPN BLHĐ thông qua hoạt động giáo dục khác như GDNGLL, hoạt động Đoàn, ngoại khóa... Ngoài ra điều đặc biệt mà nhà quản lý cần chú ý là phải quản lý tốt công tác phối hợp với các lực lượng xã hội.

* Quản lý tích hợp GDPN BLHĐ vào các môn học

Công tác GDPNBLHĐ cho HS ở trường THCS có thể tích hợp, lồng ghép vào các môn học đã có trong chương trình. CBQL cần thực hiện các công việc sau:

- Quy định cụ thể các môn học có lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ như: môn Giáo dục công dân, môn Ngữ Văn, môn Sinh học,…

- Kiểm tra việc thực hiện nội dung dạy học tích hợp (giáo án, kế hoạch giảng dạy, sổ ghi điểm cá nhân, sổ dự giờ).

- Tổ chức dự giờ giảng của GV định kỳ (theo kế hoạch do tổbộ môn tổ chức, có sự tham gia của BGH).

- Khen thưởng kịp thời, có chính sách ưu đãi trong đào tạo đối với những GV có nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

* Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trong nhà trường, bên cạnh việc GDPNBLHĐ được tích hợp, lồng ghép vào một số môn học trên lớp thì có thể thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện vào các thời điểm thích hợp trong năm học cũng là một kênh giáo dục có hiệu quả.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa với chủ đề BLHĐ và giáo dục KNS cho HS trong các buổi chào cờ đầu tuần, nhân dịp đầu năm học nhà trường mời các đơn vị công an, an ninh đến nói chuyện với HS về phòng chống các tệ nạn xã hội trong đó có BLHĐ, nhân các dịp trong năm như ngày Quốc tế Phòng chống bạo lực gia đình (25/11), ngày học sinh – sinh viên (9/1), ngày thành lập Đoàn TNCSHCM (26/3), Tháng hành động vì Trẻ em…

-Thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao…giữa các lớp để giáo dục HS truyền thống tương thân tương ái, tinh thần đoàn kết, hiểu và gần gũi nhau hơn.

- Tổ chức và duy trì câu lạc bộ tự quản của HS

- Tổ chức và duy trì tổ tư vấn tâm lý trong nhà trường

* Quản lý các hoạt động của các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Việc tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi tổ chức, cá nhân trong việc quản lý các hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ của HS thông qua các hoạt động giáo dục chính khoá, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động sinh hoạt đoàn thể, các hoạt động xã hội và giáo dục trong gia đình sẽ giúp cho BGH nhà trường kiểm soát được việc thực hiện kế hoạch GDPN BLHĐ, kịp thời đưa ra các phương pháp quản lý phù hợp, góp phần làm cho quá trình GDPN BLHĐ đạt được mục tiêu đề ra.

Tóm lại, để thực hiện tốt việc quản lý các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh. Hiệu trưởng cần tập trung vào các vấn đề cốt lõi sau:

- Lập kế hoạch sử dụng các hình thức nhằm tăng cường hiệu quả công tác GDPN BLHĐ cho học sinh.

- Việc tổ chức các hoạt động để làm phong phú các hình thức GDPN BLHĐcho học sinh.

- Chỉ đạo kịp thời điều chỉnh các hình thức GDPN BLHĐ nhằm tăng hiệu quả giáo dục cho học sinh.

- Kiểm tra, đánh giá tra việc vận dụng các hình thức GDPN BLHĐ cho học sinh để rút ra bài học kinh nghiệm đồng thời biểu dương, khen thưởng các nhân tố tích cực trong công tác GDPN BLHĐ cho học sinh mang lại hiẹu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)