Sắp xếp, phân công công việc và nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 76 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Sắp xếp, phân công công việc và nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện

hiện công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trong nhà trường

a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trong nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của GDPN BLHĐ cho học sinh THCS. Sắp xếp bố trí công việc, con người một cách cụ thể hợp lý và khoa học nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất theo kế hoạch đã định.

Năng lực quản lý HS có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của hoạt động quản lý công tác GDPN BLHĐ. Do vậy, cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý HS, trang bị thêm kiến thức và kỹ năng về quản lý công tác GDPN BLHD cho lực lượng GVCN, giáo viên bộ môn và cán bộ Đoàn – Đội trong trường THCS.

Việc tổ chức bộ máy phù hợp và bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện cơ bản để mang lại thành công cho công tác này.

b. Nội dung, cách thực hiện biện pháp

Trước tiên, Sắp xếp, phân công công việc và nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trong nhà trường phải được lãnh đạo nhà trường quan tâm hàng đầu. Hiệu trưởng cần thực hiện những công việc như: Lập danh sách công việc cần phải làm; Phân chia công việc; Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng thành viên; Lập cơ chế phối hợp; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác GDPN BLHĐ trong nhà trường; Theo dõi, kiểm tra tiến độ công việc; tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng.

Qua khảo sát tại 06 trường THCS, chúng tôi nhận thấy công tác GDPN BLHĐ hiện nay còn nhiều mặt hạn chế, đó là việc phân công trách nhiệm rõ ràng. Ở cả 06 trường công tác này hầu như đều do GVCN phối hợp thực hiện cùng Ban nề nếp, các tổ chức Đoàn – Đội.

Để thực hiện tốt công tác GDPN BLHĐ cho HS, nhà trường cần hoàn thiện tổ chức bộ máy và giao nhiệm vụ cụ thể, trong đó:

- Phải có sự chỉ đạo thường xuyên của Đảng ủy.

- Ban giám hiệu phải phân công một phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, theo dõi công tác giáo dục, rèn luyện HS trong đó có công tác GDPN BLHĐ.

- Thành lập Ban hoạt động GDNGLL là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung giáo dục HS về vấn đề phòng ngừa

- Kiện toàn Ban nề nếp để trực tiếp quản lý, theo dõi công tác GDPN BLHĐ cho HS. - Các đơn vị tổ chức cùng phối hợp, bao gồm: Liên đội, Chi Đoàn; Công an địa phương; lực lượng Thanh niên xung kích, Ban đại diện Cha mẹ học sinh nhà trường… Nhà trường phải có quy chế phối hợp với các tổ chức, đơn vị để xây dựng chương trình, nội dung và hỗ trợ nhân lực trong công tác GDPN BLHĐ cho học sinh của trường.

Thành lập các tổ chức GDPN BLHĐ trong nhà trường: Tổ tư vấn tâm lý; hòm thư “Điều em muốn nói”; chuyên mục diễn đàn trên trang Web của trường…, phân công người phụ trách và giao nhiệm vụ cho từng bộ phận.

Ngoài ra, hiệu trưởng cần quan tâm bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ trong công tác GDPNBLHĐ.

Cách thực hiện:

Đối với giáo viên chủ nhiệm

Đầu năm học, khoảng cuối tháng 8 Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị GVCN với nội dung bồi dưỡng năng lực và kỹ năng công tác quản lý HS, phòng ngừa BLHĐ; đồng thời bồi dưỡng GVCN về kỹ năng tư vấn tâm lý cho HS.

Hiệu trưởng phân công cho một số GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm làm báo cáo viên và chủ trì buổi thảo luận tạo điều kiện để các GVCN học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Hội nghị sẽ đề cập đến những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên và một số kỹ năng cần thiết. Qua Hội nghị này, những mặt ưu điểm trong công tác GVCN sẽ được khẳng định, ghi nhận và phát huy; những khó khăn vướng mắc về công tác quản lý HS sẽ được nhà trường giải quyết và tạo thuận lợi cho công tác GDPN BLHĐ có hiệu quả hơn.

Tập huấn cho GVCN kỹ năng nhận diện hành vi BLHĐ: Dấu hiệu tiền bạo lực: gồm có dấu hiệu xa và cận bạo lực. Dấu hiệu xanhư HS học kém, lêu lỏng, chán học, bất cần đời. Dấu hiệu gần như gây gổ, hăm doạ, kết băng nhóm, mang theo hung khí đến trường…

Dấu hiệu thực hiện hành vi bạo lực: là các dấu vết để lại sau hành vi bạo lực nói lên mức độ độc ác, nương tay hay chỉ là dằn mặt, cảnh cáo người bị xâm hại. Ngoài ra, các dấu hiệu còn cho biết kẻ gây hại là vô tình hay cố ý với người bị hại.

Dấu hiệu hậu bạo lực: chủyếu là hành vi, thái độcủa kẻgây hại sau khibị xử lý đó là thái độ đối với hậu quả xảy ra như ăn năn, hối hận hay hả hê của người gây hại.

Dấu hiệu tiền bạo lực là vấn đề có ý nghĩa nhất vì nó là chỉ báo để nhà trường tiến hành can thiệp, ngăn chặn các hành vi BLHĐ hiệu quả, kịp thời.

Ngoài ra, GVCN cũng cần được nghiên cứu, bồi dưỡng một số kỹ năng như: kỹ năng kiềm chế bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng và hoà giải…Trên cơ sở đó, GVCN sẽ chủ động vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý HS của mình.

Đối với giáo viên bộ môn

Thông qua cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường hàng tháng, các buổi họp tổ chuyên môn, CBQL hướng dẫn giáo viên về một số biện pháp giáo dục để giúp HS thực hiện tốt công tác phòng ngừa BLHĐ như thường xuyên nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc nội quy, phát hiện và báo cáo kịp thời những hiện tượng bất thường (học sinh xích mích nhau, tụ tập đám đông…) cho Ban nề nếp, Liên đội, chi đoàn trường để có biện pháp can ngăn kịp thời.

Đối với lực lượng cán bộ Đoàn – Đội trong nhà trường

Hiệu trưởng cử cán bộ Đội hoặc cán bộ Đoàn tham gia lớp tập huấn về giáo dục KNS do Sở và Bộ GD&ĐT tổ chức. Những cán bộ này sẽ truyền đạt nội dung giáo dục

KNS cho hội đồng giáo viên, đặc biệt là lực lượng GVCN, trên cơ sở đó trong tiết sinh hoạt lớp GVCN sẽ giáo dục HS về một số KNS cần thiết. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ được tham gia tập huấn hướng dẫn cho HS về một số KNS cho lớp trưởng, chi đội trưởng của các khối lớp nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ Đội góp phần trong công tác quản lý HS và duy trì ổn định nề nếp dạy học.

Đối với Ban nề nếp

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban nề nếp ngay từ đầu năm học và xây dựng quy chế làm việc của ban, phân công phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên, phân công lịch trực quản lý nề nếp HS đầu giờ học, trong giờ học và giờ tan trường. Trưởng ban sẽ tập huấn cho các thành viên về các kỹ năng như theo dõi, tiếp nhận và xử lý các vụ việc liên quan đến HS hàng ngày. Ban nề nếp tiến hành tập huấn cho Đội sao đỏ (được chọn lựa từ các lớp) cách theo dõi, chấm điểm và tổng hợp điểm thi đua cho các tập thể lớp hàng tuần. Ban nề nếp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với GVCN để mời gặp PH khi cần thiết.

Để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng năng lực cho các lực lượng trong nhà trường thì cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung và hình thức. Cần lưu ý tiến hành sớm để triển khai kịp thời trong năm học và góp phần ổn định nhanh các hoạt động của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)