Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục phòng ngừa bạo lực học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 40 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.5. Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục phòng ngừa bạo lực học

học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở

Công tác giáo dục HS không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, mà là nhiệm vụ chung của xã hội, gia đình và trường học.

GDPN BLHĐ chỉ có thể đạt hiệu quả khi phát huy được sự tham gia phối hợp của các lực lượng xã hội và gia đình, xây dựng một môi trường lành mạnh. Nguyên lý giáo dục đã nêu rõ việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh là vấn để cơ bản của công tác quản lý giáo dục.

Vai trò của người quản lý là gắn kết các lực lượng bên trong nhà trường và các lực lượng bên ngoài nhà trường như gia đình học sinh, các lực lượng chức năng, các tổ chức đoàn thể là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Đối với các lực lượng trong nhà trường: Hiệu trưởng cần lấy lực lượng nòng cốt như GVCN, Đội thiếu niên, đội cờ đỏ,… tiên phong trong công tác GDPN BLHĐ, giúp họ tiến hành các công việc từ lên kế hoạch đến công tác kiểm tra đánh giá. Đặc biệt GVCN lớp thực hiện liên kết với gia đình vì gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, trực tiếp và lâu dài trong suốt cuộc đời của người học sinh.

Đối với lực lượng bên ngoài nhà trường: Hiệu trưởng cần là cầu nối từ khâu tăng cường nhận thức tầm quan trọng của việc phối kết hợp giáo dục toàn diện cho học sinh đến việc chủ động đề xuất các phương thức phối hợp. Do cuộc sống và do cả nhận thức của từng gia đình, từng người cha, từng người mẹ mà việc chăm sóc giáo dục con em học đôi khi còn khiếm khuyết, nhận thấy điều đó người hiệu trưởng cần đề ra các biện pháp sớm phát hiện và phối hợp kịp thời giữa lực lượng giáo dục trong nhà trường với cha mẹ học sinh thậm chí kể cả xây dựng việc tự quản, sổ tự quản để theo dõi hằng ngày, hằng buổi của học sinh kể cả ở trường cũng như ở nhà để tăng cường quản lý, giáo dục học sinh, có vấn đề cần phối hợp giáo dục để gia đình tham gia giá dục con em như một thành viên của nhà trường. Định kỳ thông tin, báo cáo hai chiều để nắm chắc sự tiến triển của công tác giáo dục, khuyến khích uốn nắn kịp thời, tư vẫn những vấn đề cần thiết thông qua nhiều cách thức và phương tiện như văn bản, họp, điện thoại, sổ liên lạc điện tử,…Ngoài ra, nhà trường phải có cơ chế phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, các lực lượng ngoài xã hội như chính quyền địa phương (UBND xã, phường, Công an, Đoàn Thanh niên…) để mời tham gia cùng nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền GDPNBLHĐ, phối hợp ngăn chặn, can thiệp và xử lý

khi BLHĐ xảy ra.

Vì vậy đẻ quản lý tốt các lực lượng thực hiện giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh, hiệu trưởng cần:

- Lập các kế hoạch sử dụng các lực lượng thực hiện GPNB LHĐ. - Tổ chức để huy động các lực lượng thực hiện GDPN BLHĐ.

- Chỉ đạo các lực lượng thực hiện GDPN BLHĐ một cách thường xuyên và mang lại hiệu quả.

- Kiểm tra việc huy động các lực lượng thực hiện GDPN BLHĐ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 40 - 41)