7. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực
lực học học đường cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
* Thực trạng quản lý phương pháp
Nhằm đẩy lùi BLHĐ ra khỏi các nhà trường, các trường THCS huyện Bắc Trà My đã có nhiều phương pháp giáo dục để thu hút nhiều học sinh tham gia và bước đầu có những chuyển biến tích cực.
Bằng câu hỏi:"Ở trường mình, việc quản lý các phương pháp GDPN BLHĐ cho học sinh đã đạt ở mức độ nào?" đề tài thu được kết quả ở bảng 2.23:
Từ bảng khảo sát, ta có giá trị trung bình của đánh giá công tác quản lý các phương pháp giáo dục GDPN BLHĐ ở các trường hầu hết được đánh giá ở mức khá (ĐTB = 1,7). Điều này cũng phù hợp với những đánh giá thực trạng quản lý mục nêu, nội dung và hình thức giáo dục ở trên, khi mà công tác giáo dục GDPN BLHĐ cho HS chưa được nhận thức tốt trong cả quản lý của hiệu trưởng, thực hiện của giáo viên thì đương nhiên việc sử dụng các biện pháp giáo dục cũng hạn chế theo.
Trong đó việc quan tâm xây dựng kế hoạch để vận dụng hiệu quả các phương pháp nhất là các phương pháp mới được các trường chú trọng hàng đầu (ĐTB là 2,19) vì đây là nội dung đã được thực hiện xuyên suốt, gắn với sự bắt buộc phải thực hiện tại các trường nhằm duy trì nề nếp, kỉ cương, kỉ luật của nhà trường. Trong khi đó nội dung thuộc khâu chỉ đạo và kiểm tra đạt ở mức thấp hơn (ĐTB là 1,38 và 1.18) vì nội dung giáo dục của phương pháp này chưa có sự đang dạng, sự phối hợp giữa các LLGD vẫn chưa diễn ra thường xuyên.
hiệu quả cao các CBQL cần có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác giáo dục của mình, cho họ nắm bắt được những phương pháp mới, phương pháp có thể vận dụng tốt cho hoạt động GDPN BLHĐ tại các nhà trường.
Bảng 2.23. Ý kiến CBQL và GV về thực trạng quản lý sử dụng các phương pháp trong công tác GDPN BLHĐ
TT
Công tác quản lý phương pháp GDPN BLHĐ (N=116) Mức độ Giá trị trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Công tác lập kế hoạch sử dụng đồng bộ các phương pháp tăng cường hiệu quả công tác GDPN BLHĐ đạt được ở mức độ nào? 52 42 14 8 2.19 1 2 Việc tổ chức các hoạt động đảm bảo vận dụng các phương pháp khả thi vào GDPN BLHĐ ở mức độ nào?
41 48 19 8 2.05 2
3
Chỉ đạo sát sao việc vận dụng các phương pháp nâng cao hiệu quả GDPN BLHĐ ở mức độ nào?
22 31 32 31 1.38 3
4
Tăng cường kiểm tra việc vận dụng các phương pháp GDPN BLHĐ ở mức độ nào? 20 17 43 36 1.18 4 TỔNG HỢP 135 138 108 83 1.70 * Thực trạng quản lý hình thức
Sử dụng câu hỏi: "Ở trường mình, việc quản lý các hình thức GDPN BLHĐ cho học sinh đã đạt ở mức độ nào?" ta có kết quả bảng 2.24:
Công tác quản lý các hình thức giáo dục GDPN BLHĐ cho HS được CBQL các trường quan tâm đúng mức. Tuy vậy, hầu hết CBQL các trường chủ yếu tập trung quan tâm đến công tác quản lý các hình thức giáo dục gắn liền với mục tiêu, nội dung hoạt động giáo dục thông qua các môn học và các phong trào mà ít chú tâm đến việc quản lý giáo dục GDPN BLHĐ qua các hoạt động mang yếu tố kích thích sự tư duy, tìm tòi, vận dụng và hình thành kĩ năng sống cho HS, cụ thể:
Bảng 2.24. Ý kiến CBQL và GV về thực trạng quản lý sử dụng các hình thức trong công tác GDPNBLHĐ TT Công tác quản lý hình thức GDPN BLHĐ (N=116) Mức độ Giá trị trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Công tác lập kế hoạch sử dụng các hình thức nhằm tăng cường hiệu quả công tác GDPN BLHĐ đạt được ở mức độ nào? 46 44 14 12 2.07 3 2 Việc tổ chức các hoạt động để làm phong phú các hình thức GDPN BLHĐ đạt được ở mức độ nào? 49 41 20 6 2.15 1 3
Việc chỉ đạo kịp thời điều chỉnh các hình thức GDPN BLHĐ đạt được ở mức độ nào?
47 39 25 5 2.10 2
4
Việc kiểm tra việc vận dụng các hình thức GDPN BLHĐ đạt được ở mức độ nào?
16 24 43 33 1.20 4
5 TỔNG HỢP 158 148 102 56 1.88
- Việc lập kế hoạch quản lý hình thức giáo dục GDPN BLHĐ cho HS thông qua các giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp được đánh giá ở mức tốt (ĐTB là 2,07);
- Trong khâu tổ chức hoạt động được cho là tốt nhất (ĐTB là 2,15) vì giáo viên đã có ý thức để tích hợp các nội dung giáo dục GDPN BLHĐ cho HS thông qua bài giảng chuyên môn. Quản lý việc giáo dục GDPN BLHĐ cho HS thông qua sự gương mẫu của người thầy; Quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục GDPN BLHĐ cho HS thông qua các phòng trào cũng được đánh giá ở mức độ tốt.
Khâu yếu kém nhất trong công tác quản lý hình thức GDPN BLHĐ chính là khâu kiểm tra, đánh giá (ĐTB là 1,20) mặc dù trong quản lý khâu này là khâu quan trọng nhất. "Quản lý mà không kiểm tra thì coi như không quản lý"
- Công tác quản lý hiệu quả đối với các hình thức trên được đánh giá ở mức tốt và rất tốt phản ánh đúng thực tế của mỗi nhà trường. Bởi vì quản lý các hình thức trên đều nằm trong kế hoạch quản lý hoạt động dạy học đối với các môn học, đối với các phong trào thi đua do ngành quy định và phát động.
Trong khi đó, công tác quản lý hình thức giáo dục thông qua việc tự rèn luyện GDPN BLHĐ của HS và việc tổ chức cho HS đi tham quan học tập, trải nghiệm thực tế chỉ được quan tâm ở mức độ trung bình vì đây là hình thức rất khó thực hiện trong điều kiện hiện nay của các nhà trường.