THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10(21 22)hk2 (Trang 63 - 65)

- Cần tiêu tốn năng lượng

THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH

 Số tiết: 1  Ngày soạn: 19/11/21;ND: 03/12/21  Tiết PPCT: 11  Tuần dạy: 11 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức:

- Điều khiển sự đóng mở của các tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra và vào tế bào.

- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau. - Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong SGK.

1.2. Kỹ năng:

- Rèn luyện và phát triển tư duy hệ thống, phân tích và khái quát hóa. - Rèn luyện phương pháp tự học.

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm.

1.3. Thái độ:

- HS phải đảm bảo trật tự, nghiêm túc trong khi tiến hành các thí nghiệm. - HS thấy được ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng đến các hoạt động vận chuyển chất qua màng sinh chất từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sống của sinh vật. Cần bảo vệ môi trường đất, nước, không khí và các sinh vật sống trong đó. Phải có biện pháp xử lí những nơi xảy ra ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sống an toàn cho sinh vật và con người.

- HS hứng thú với môn học.

1.4. Định hướng năng lực hình thành: a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác. - Năng lực tính toán.

- Năng lực công nghệ thông tin.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Hiểu được vai trò của qáu trình co và phản co nguyên sinh đối với sự tồn tại của tế bào và sự đóng mở khí khổng.

- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Tìm hiểu và hiểu đúng qui trình thực hành thí nghiệm để tiến hành đúng qui trình kĩ thuật.

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Vận dụng được kiến thức để giải thcih1 các hiện tượng có liên quan.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

2.1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học:

+ Kính hiển vi quang học.

+ Lưỡi ao cạo râu, phiến kính và lá kính. + Ống nhỏ giọt.

+ Nước cất, dung dịch muối (hoặc đường) loãng. + Giấy thấm.

- Học liệu: giáo án, SGK và SGV Sinh học 10.

2.2. Chuẩn bị của HS:

+ Mỗi tổ chuẩn bị lá thài lài tía hoặc một số lá cây tế bào có kích thước tương đối lớn và dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá để thực hành.

+ Giấy A4 cho viết bài thu hoạch.

3. Tổ chức các hoạt động học tập:

3.1. Ổn định lớp:

- Ổn định lớp vào tiết học.

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số tiết học.

3.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1. Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. Câu 2. Phân biệt nhập bào và xuất bào.

3.3. Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo tâm thế học tập cho HS được thoải mái, hứng thú tiếp nhận kiến thức và hình thành những kĩ năng mới.

+ Giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập.

- Phương thức:

+ GV: Đàm thoại và quan sát: Bạn Quí thắc mắc – Làm thế nào tế bào khí khổng có thể đóng mở nhịp nhàng được? Theo em, câu trả lời hợp lí nhất là gì?

+ HS: Hoạt động cá nhân.

- Dự kiến sản phẩm: Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong 2 tế bào hạt đậu. Khi no nước: thành mỏng của tế bào khí khổng căng ralàm cho thành dày căng theo  khí khổng mở. Khi mất nước: thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng  khí khổng đóng mà không đóng hoàn toàn.

- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn đắt vào bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm:

- Mục tiêu:

 Kiến thức: Biết cách bố trí thí nghiệm thí nghiệm để quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì là cây.

 Kĩ năng: tư duy và suy luận, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết. Đánh giá và trình bày báo cáo.

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10(21 22)hk2 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w