Tổ chức các hoạt động học tập:

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10(21 22)hk2 (Trang 29 - 31)

3.1. Ổn định lớp:

- Ổn định lớp vào tiết học.

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số tiết học.

3.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút:

Câu 1. Phân biệt cấu trúc của 1 nuclêôtit trong phân tử ADN và ARN. (3đ) Câu 2. Nêu cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của ADN. Từ đó cho biết sự phù hợp về cấu trúc và chức năng của ADN. (6đ)

Câu 3. Cho biết sự giống nhau về cấu trúc và chức năng của từng loại ARN.

(1đ)

3.3. Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo tâm thế học tập cho HS được thoải mái, hứng thú tiếp nhận kiến thức và hình thành những kĩ năng mới.

+ Giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. - Phương thức:

+ GV: Đàm thoại – Đường tiêu hóa của cơ thể con người chứa một hệ vi sinh phức tạp. Chính hệ vi sinh này tạo ra tính ổn định và khả năng đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Em hãy cho biết tác dụng có lợi của hệ vi sinh đường ruột.

+ HS: Hoạt động cá nhân.

+ Dự kiến sản phẩm: Những vi khuẩn có lợi này có vai trò tăng cường sức khỏe nhờ có khả năng: Tổng hợp vitamin, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. (https://tuoitre.vn/ )

+ GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn đắt vào bài mới:

Như vậy, hệ vi sinh vật đường ruột bắt đầu được thiết lập từ khi trẻ được sinh ra, phụ thuộc vào hệ vi sinh của người mẹ, hình thức trẻ được sinh ra và môi trường sinh. Hệ vi sinh này phát triển dần trong vòng hai năm đầu đời, chịu ảnh hưởng của phương thức nuôi dưỡng trẻ. Ngoài 2 tuổi, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ em dần dần đa dạng như người lớn. Tổng lượng vi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột ước tính khoảng 100 nghìn tỷ tương đương gần 1,5kg vi sinh. Con số này lớn gấp nhiều lần so với loài người cư ngụ trên trái đất. Một số loại vi khuẩn có lợi điển hình như Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii…

Ngoài ra, các vi sinh vật có hại có khả năng gây ra các hoại tử (NH3, H2S, …), kích thích tạo các hợp chất gây ung thư, sản xuất độc tố, …(https://tuoitre.vn/ )

Vậy, các vi khuẩn – tế bào nhân sơ có cấu tạo và đặc điểm chung gì?

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

 Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:

Mục tiêu:

 Kiến thức: Nêu được về đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.  Kĩ năng: quan sát, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết.

 Phương thức:

 GV: Thảo luận nhóm, đàm thoại và nêu vấn đề.  HS: Thảo luận nhóm nhỏ và hoạt động cá nhân.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính

Bước 1: Tổ chức hoạt động và giao

nhiệm vụ cho HS:

GV yêu cầu HS quan sát H7.1 SGK T32 và hình ảnh đại diện cho tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (SGK T36) sau đó thảo luận nhóm (bàn / nhóm – 7’)

1. Tế bào nhân sơ có những đặc điểm chung nào và có những thành phần chính nào?

Bước 3: Dự kiến sản phẩm:

1. Đặc điểm chung: Tế bào chất không có hệ thống nội màng; không có các bào quan có màng bao bọc. Kích thước nhỏ (1/10 kích thước tế bào

nhân thực).

Thành phần chính: Thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.

Bước 5: Nhận xét, đánh giá hoạt

động, sản phẩm của HS. GV khái quát và tổng kết.

- Học thuyết tế bào cho thấy: Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào trước đó bằng cách phân bào.

- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật và thế giới sống. Gồm có 2 loại tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Bước 2: Tiếp nhận

nhiệm vụ được giao:

- HS quan sát H7.1 và nghiên cứu thông tin trong SGK T31, 32. - Mỗi bàn làm thành nhóm và tiến hành thảo luận theo hướng dẫn của GV.

Bước 4: Nghiên

cứu, tìm hiểu tài liệu – SGK T31, 32 và trình bày câu trả lời.

- Mỗi thành viên của nhóm nghiên cứu và thảo luận câu trả lời cùng nhau.

- Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước tập thể.

- Tế bào chất không có hệ thống nội màng; không có các bào quan có màng bao bọc. Kích thước nhỏ (1/10 kích

thước tế bào nhân thực).

- Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:

+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.

+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.

 Hoạt động 2: Tìm hiểu về ARN:

Mục tiêu:

 Kiến thức: Hiểu được cấu trúc và chức năng của các loại ARN.

 Kĩ năng: quan sát, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết; xử lý và phân tích dữ liệu; đánh giá và trình bày báo cáo.

 Phương thức:

 GV: Thảo luận nhóm, đàm thoại và nêu vấn đề.  HS: Thảo luận nhóm nhỏ và hoạt động cá nhân.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính

Bước 1: Tổ chức hoạt động và

giao nhiệm vụ cho HS:

GV yêu cầu HS quan sát H7.2 SGK T32, 33, 34 và mỗi bàn HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau – 10’.

1. Thành tế bào vi khuẩn có cấu tạo ra sao? Vai trò của thành tế bào là gì?

2. Cấu tạo và chức năng của màng sinh chất của vi khuẩn là gì?

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10(21 22)hk2 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w