C. Bazo nito adenin, đường ribozo ,3 nhóm photphat
Chủ đề: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM Số tiết:
Số tiết: 2 Ngày soạn: 10/12/21 Tiết PPCT: 14 Tuần dạy: 14 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức:
- Hiểu được cấu trúc và cơ chế tác động của enzim. - Hiểu được vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất. - Thực hiện được một số thí nghiệm với enzim.
1.2. Kĩ năng:
- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp - Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng thực hành: Làm được một số thí nghiệm về enzim.
1.3. Thái độ:
- Biết vận dụng về cơ chế tác động của enzim vào thực tiễn.
- Không lạm dụng các hóa chất độc hại với thực phẩm, gây hại cho sức khỏe. - Giáo dục ý thức về xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi.
1.4. Định hướng năng lực hình thành: a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác. - Năng lực tính toán.
- Năng lực công nghệ thông tin.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Thực hiện được một số thí nghiệm với enzim.
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Tìm hiểu về vai trò của enzim đối với đời sống sinh vật.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Thực hiện được thí nghiệm về enzim và ứng dụng và thực tế.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: H14.1- Sơ đồ mô tả cơ chế tác động của enzim saccaraza (SGK T57), H14.2 – Sơ đồ minh họa sự điều hòa quá trình chuyển hóa bằng ức chế ngược (SGK T59).
+ Dao
+ Ống nhỏ giọt. + Dung dịch H2O2 + Nước đá
+ Ống nghiệm, pipet, cốc thủy tinh.
+ Máy xay sinh tố hoặc chày cối sứ để nghiền mẫu vật
+ Cồn etanol 79-90o
+ Nước lọc lạnh, chất tảy rửa. + Gan gà tươi hoặc gan lợn
- Học liệu: giáo án, SGK và SGV Sinh học 10 cùng một số tài liệu tham khảo, hình ảnh về cơ chế tác động của enzim trong cơ thể sinh vật.
2.2. Chuẩn bị của HS:
- Một số tư liệu, hình ảnh cơ chế tác động của enzim trong cơ thể sinh vật. - Mỗi tổ chuẩn bị: Một củ khoai tây sống và 1 của khoai tây đã luộc chín và một quả dứa (không quá xanh hoặc quá chín).
- Giấy A4 cho viết bài thu hoạch.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1. Ổn định lớp:
- Ổn định lớp vào tiết học.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số tiết học.
3.2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Năng lượng được tích trữ trong cơ thể dưới dạng nào? Vai trò của từng
dạng là gì?
Câu 2: Nêu cấu trúc và chức năng của ATP. Câu 3: Giải thích khái niệm chuyển hóa vật chất.
3.3. Thiết kế tiến trình dạy học:
3.3.1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo tâm thế học tập cho HS được thoải mái, hứng thú tiếp nhận kiến thức và hình thành những kĩ năng mới.
+ Giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. - Phương thức:
+ GV: Đàm thoại vấn đáp - Lúc nấu các món hầm (thịt lợn, thịt bò,...) mẹ thường dặn An bỏ vào nồi một ít đu đủ. An băn khoăn không hiểu tại sao mẹ lại dặn như vậy. Em hãy giải thích lí do để An hiểu.
+ HS: Hoạt động cá nhân.
+ Dự kiến sản phẩm: Vì trong đu đủ có chứa rất nhiều loại enzyme, ví như enzyme papain rất tốt cho tiêu hoá, giúp tiêu hoá các thức ăn giàu protein có nhiều trong thịt một cách dễ dàng hơn. (https://vi.wikipedia.org/)
+ GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn đắt vào bài mới:
Vậy enzim là gì? Và enzim có vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hóa vật chất? Và có thể thực hiện những thí nghiệm nào để chứng minh tác dụng của enzim?
3.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tìm hiểu về enzim: Hoạt động 1: Tìm hiểu về enzim:
- Mục tiêu:
Kiến thức: Trình bày được khái niệm và cơ chế tác động của enzim. Kĩ năng: quan sát, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết; xử lý và phân tích dữ liệu; đánh giá và trình bày báo cáo.
- Phương thức:
GV: Thảo luận nhóm và đàm thoại, nêu vấn đề. HS: Hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính
Bước 1: Tổ chức hoạt động và
giao nhiệm vụ cho HS:
GV yêu cầu HS quan sát H14.1 SGK trang 57 và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau (2 HS/nhóm – 10 phút).
1. Tại sao cơ thể người có thể tiêu hoá được đường tinh bột nhưng lại không tiêu hoá được xenlulôzơ?
2. Enzim là gì? Bản chất của enzim? Mỗi enzim có xúc tác cho nhiều phản ứng khác nhau được không? Tại sao?
3. Có những yếu tố nào tác động đến họat tính của enzim ?
4. Hoạt động sống của tế bào sẽ như thế nào nếu không có các enzim?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm:
1. Vì cơ thể người không có enzim để tiêu hóa được xenlulôzơ.
2. Enzim là chât xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Bản chất là prôtêin. Mỗi enzim có xúc tác cho 1 phản ứng vì liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù.
3. Những yếu tố tác động đến họat tính của enzim: nhiệt độ, pH, nồng độ cơ chất, chất ức chế hoặc chất hoạt hóa, nồng độ enzim.
4. Tế bào không có các enzim xúc tác thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ các phản ứng sinh hóa xảy ra quá chậm. VD: Một phân tử H2O2 bị phân huỷ bởi chất xúc tác hoá học là Fe trong vòng 300 năm, nhưng enzim catalaza thì chỉ cần 1s.
Bước 5: Nhận xét, đánh giá hoạt
động, sản phẩm của HS.
GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và điều chỉnh, thống nhất.
Bước 2: Tiếp nhận
nhiệm vụ được giao:
Mỗi HS quan sát H14.1 SGK T57, Hình minh họa cơ chế tác động của enzim và trao đổi cùng bạn bên cạnh để tìm phương án trả lời các câu hỏi được đặt ra.
Bước 4: Nghiên cứu,
tìm hiểu tài liệu – SGK T57.
- Mỗi thành viên của nhóm nghiên cứu và thảo luận câu trả lời cùng nhau.
- Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước tập thể.
- Khái niệm: là chât xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
1. Cấu trúc:
- Thành phần là prôtein hoặc prôtein kết hợp với chất khác.
- Enzim có vùng trung tâm hoạt động:
+ Là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim để kết hợp với cơ chất.
+ Cấu hình không gian của enzim tương ứng với cấu hình của cơ chất.