Chuỗi truyền electron hô hấp

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10(21 22)hk2 (Trang 100 - 103)

C. Bazo nito adenin, đường ribozo ,3 nhóm photphat

2. Chuỗi truyền electron hô hấp

hấp

- Nơi diễn ra: Trên màng trong ti thể

- Nguyên liệu: 10 NADH, 2 FADH2,

- Sản phẩm: 34 ATP

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

 Kiến thức:

+ Hiểu được khái niệm “hô hấp tế bào”.

+ Mô tả được đặc điểm các giai đoạn đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron.

 Kĩ năng: xử lý và phân tích dữ liệu; đánh giá và trình bày kết quả thảo luận trước tập thể.

- Phương thức:

 Đàm thoại, đặt câu hỏi.

Câu 1: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?

A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào

B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP

C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào

Câu 2: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:

A. Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt) B. Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt) C. Nước, khí cacbonic và đường

D. Khí cacbonic, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)

Câu 3: Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là

A. ATP B. NADH C. ADP D.

FADH2

Câu 4: Chất nào sau đây không được phân giải trong hoạt động hô hấp

tế bào?

A. glucôzơ B. fructôzơ C. xenlulôzơ D. galactôzơ

 Hoạt động cá nhân.

 Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: A

Câu 4: C

 Nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động:

- GV khen thưởng cho HS tích cực phát biểu để tổng kết tiết học. - GV có thể cộng điểm thưởng cho HS có câu trả lời xuất sắc. - GV dặn dò HS: Chuẩn bị bài 17 - Quang hợp, theo các câu hỏi:

1. Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?

2. Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?

3. Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quang hợp?

3.4. Hoạt động vận dụng:

Mục tiêu:

 Kiến thức: Giải thích được một số hiện tượng có liên quan đến hô hấp tế bào.

 Kĩ năng: xử lý và phân tích dữ liệu.

 Phương thức:

 Bài tập vận dụng: Biểu hiện của việc tăng quá trình hô hấp ở người vận động viên như thế nào?

 Hoạt động cá nhân.

 Dự kiến sản phẩm: Biểu hiện của việc tăng quá trình hô hấp ở người vận

động viên đó là thở mạnh hơn (tăng cường hấp thụ O2 và thải CO2).

 Nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động:

- GV khen thưởng và tuyên dương cho HS tích cực tìm hiểu và vận dụng kiến thức.

3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

Mục tiêu:

 Kiến thức: Giải thích được một số hiện tượng có liên quan đến hô hấp tế bào.

 Kĩ năng: xử lý và phân tích dữ liệu.

 Phương thức:

 Bài tập vận dụng: Tại sao lại dẫn đến hiện tượng mỏi cơ?

 Hoạt động cá nhân.

 Dự kiến sản phẩm: Trong trường hợp luyện tập quá sức, nhiều khi quá trình

hô hấp ngoài không cung cấp đủ O2 cho quá trình hô hấp tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men để tạo ATP. Khi đó có sự tích lũy axit lactic trong tế bào cơ dẫn đến hiện tượng đau mỏi cơ.

 Nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động:

- GV khen thưởng và tuyên dương cho HS tích cực tìm hiểu và mở rộng kiến thức.

3.6. Phụ lục hình ảnh

H16.1. Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp tế bào H16.2. Sơ đồ tóm tắt quá trình đường phân

H16.3. Sơ đồ tóm tắt chu trình Crep

DUYỆT

Ngày ...

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10(21 22)hk2 (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w