- Dự kiến sản phẩm: Vì trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình),
2. Cấu tạo của virut:
Gồm 2 thành phần chính: - Lõi Axit nuclêic (Chỉ chứa ADN hoặc ARN). ADN hoặc ARN là chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.
- Vỏ bọc prôtein (Capsit): bao bọc bên ngoài để bảo vệ A.nu và được cấu tạo từ các đon vị prôtêin gọi là capsôme.
- Riêng một số virut có thêm vỏ ngoài, bao bọc lấy capsit. Có cấu tạo là lớp lipit kép và prôtêin. Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào.
- Một số thuật ngữ:
+ Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.
+ Phức hợp gồm A.nu và vỏ capsit gọi là nucleocapsit
+ Virut có cấu tạo hoàn chỉnh gọi là virion.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình thái của virut:
- Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu được đặc điểm từng kiểu cấu trúc của virut. Kĩ năng: tư duy và suy luận, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết.
- Phương thức:
GV: Đàm thoại, nêu vấn đề và diễn giảng. HS: Hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính
Bước 1: Tổ chức hoạt động và giao
nhiệm vụ cho HS:
* GV yêu cầu HS tham khảo thông tin
Mỗi hạt virut có 3 loại cấu trúc cơ bản:
SGK T115-117 và hình 29.2, hình 29.3 SGK T115, 116 để thảo luận nhóm (bàn/nhóm) và trả lời các câu hỏi sau (8’):
1. Virut có những hình thái cơ bản nào? Vì sao gọi virut là hạt virut ?
2. Nêu đặc điểm cấu trúc của mỗi dạng hình thái của virut.
3. Trả lời các câu hỏi lệnh trong SGK T117.
Bước 3: Dự kiến sản phẩm:
1. Mỗi hạt virut có 3 loại cấu trúc cơ bản: Cấu trúc xoắn, khối và hỗ hợp. Vì virut chua có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virut.
2. HS nêu được đặc điểm cấu trúc của mỗi dạng hình thái của virut.
3. Trong thí nghiệm của Franken và Conrat, Virut nhận được không phải là chủng B vì virut lai mang hệ gen của chủng A.
Khi ở ngoài tế bào chủ virut như thể vô sinh. Có thể tách hệ gen ra khỏi vỏ capsit để được 2 chất riêng. Khi trộn 2 thành phần này lại với nhau chúng lại trở thành hạt virut hoàn chỉnh. Khi nhiễm virut hoàn chỉnh vào cây chúng lại biểu hiện như là thể sống.
Không thể nuôi cấy được vì virut là dạng kí sinh nội bào bắt buộc, chúng chỉ nhân lên được trong tế bào sống.
Các nhóm HS hoàn thành bảng phân biệt sự khác nhau giữa vi khuẩn và virut.
Bước 5: Nhận xét, đánh giá hoạt
động, sản phẩm của HS.
- GV nhận xét các phát biểu của HS và thống nhất đáp án.
Bước 2: Tiếp nhận
nhiệm vụ được giao:
- HS tham khảo thông tin SGK T115- 117 và hình 29.2, hình 29.3 SGK T115 - 116 để tìm câu trả lời các câu hỏi. Bước 4: Nghiên
cứu, tìm hiểu tài liệu – SGK trang 115-117.
Đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước tập thể lớp.
+ Cấu trúc xoắn: Capsôme
sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Có hình que, hình sợi, hình cầu…
VD: Virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại, virut cúm, sởi…
+ Cấu trúc khối: Capsôme
sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt tam giác đều. VD: Virut bại liệt,…
+ Cấu trúc hỗn hợp: Đầu có
cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn. VD: Phagơ,…
Hoạt động 3: Tìm hiểu chu trình nhân lên của virut:
- Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu được chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ. Kĩ năng: tư duy và suy luận, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết.
- Phương thức:
GV: Đàm thoại, nêu vấn đề và diễn giảng. HS: Hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính
Bước 1: Tổ chức hoạt động và giao
nhiệm vụ cho HS:
* GV yêu cầu HS tham khảo thông tin SGK T119 và hình 30 SGK T119 để thảo luận nhóm (2 bàn/nhóm) và trả lời các câu hỏi sau (10’):
1. Chu trình nhân lên của phagơ trải qua mấy giai đoạn? Đặc điểm của từng giai đoạn là gì?
2. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?
3. Làm thế nào virut phá vỡ tế bào để chui ra ồ ạt ?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm:
1. Chu trình nhân lên của virút bao gồm 5 giai đoạn. HS nêu được đặc điểm của từng giai đoạn.
2. Vì các gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới bám vào được để xâm nhập.
3. Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt và làm tế bào chết ngay.
Bước 5: Nhận xét, đánh giá hoạt
động, sản phẩm của HS.
- GV nhận xét các phát biểu của HS và thống nhất đáp án.
- Một số virut khi lây nhiễm không giết chết tế bào chủ mà chọn giải pháp cùng chung sống. Chu trình lây nhiễm không tạo ra virut mới hay không phá hủy tế bào mà gắn hệ gen của mình vào NST của tế bào gọi là chu trình tiềm tan.
Bước 2: Tiếp nhận
nhiệm vụ được giao:
- HS tham khảo thông tin SGK T119, hình 30 SGK T119 để tìm câu trả lời các câu hỏi.
Bước 4: Nghiên
cứu, tìm hiểu tài liệu – SGK trang 119.
Đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước tập thể lớp.
Chu trình nhân lên của virút bao gồm 5 giai đoạn: