Chủ đề: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10(21 22)hk2 (Trang 180 - 184)

- Dự kiến sản phẩm: Vì trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình),

Chủ đề: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

 Số tiết: 4

 Ngày soạn: 10/04/22  Tiết PPCT: 29-32  Tuần dạy: 29-32

1. Nội dung của chủ đề:

- Cấu trúc các loại virut.

- Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.

- Virut gây bệnh và những ứng dụng trong thực tiễn. - Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.

2. Mục tiêu:

2.1. Kiến thức:

- Hiểu được đặc điểm hình thái, cấu tạo chung của virut và 3 đặc điểm cơ bản của virut.

- Hiểu được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của vi rút.

- Hiểu được đặc điểm của HIV và các con đường lây truyền HIV và nêu được biện pháp phòng ngừa.

- Biết được đặc điểm gây hại của vi rút gây bệnh cho VSV, thực vật và côn trùng.

- Hiểu được nguyên lí của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp.

- Biết được các khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh.

- Biết được các khái niệm cơ bản về miễn dịch. Phân biệt được các lọai miễn dịch.

2.2. Kỹ năng:

- Rèn luyện và phát triển tư duy hệ thống, phân tích và khái quát hóa. - Rèn luyện phương pháp tự học.

- Biết cách quan sát hình vẽ để thu nhận kiến thức.

2.3. Thái độ:

- HS nhận thức được mức độ nguy hiểm của virut đối với đời sống con người, là một trong những nguồn gây ra hững trận dịch lớn trong lịch sử loài người. Nên học sinh cần có những nhận thức ban đầu về virut và đưa ra được những phương pháp bảo vệ bản thân mình hiệu quả nhất.

- HS nhận thức được đặc tính xâm nhập và lây lan của virut vào cơ thể nhất là HIV từ đó có những biện pháp phòng và chống những đợt dịch do virut gây ra, nhất là đại dịch HIV.

- HS nhận thức được đặc tính xâm nhập và lây lan của virut vào côn trùng là cơ sở để sản xuất thuốc trừ sau sinh học, giảm ô nhiễm môi trường.

- Một số virut gây bệnh cho động vật được ứng dụng giảm thiểu sự phát triển quá mức của một số động vật hoang dã tàn phá môi sinh (chuột, thỏ) gây mất cân bằng sinh thái.

- Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh thay thuốc trừ sâu hóa học và sử dụng phương pháp đấu tranh sinh học, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên địch và bảo vệ sức khỏe con người.

- HS nhận thức được phòng tránh bệnh truyền nhiễm. Ý thức vệ sinh môi trường sạch sẽ, lọai trừ, hạn chế các ổ vi sinh vật gây bệnh phát triển.

- Có ý thức giữ vệ sinh chung nơi công cộng, trường học, bệnh viện, tránh tiếp xúc ới nguồn bệnh.

2.4. Định hướng năng lực hình thành: a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học.

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác. - Năng lực tính toán.

- Năng lực công nghệ thông tin.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học:

+ Hiểu được đặc điểm hình thái, cấu tạo chung của virut và 3 đặc điểm cơ bản của virut.

+ Hiểu được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của vi rút.

+ Hiểu được đặc điểm của HIV và các con đường lây truyền HIV và nêu được biện pháp phòng ngừa.

+ Hiểu được đặc điểm gây hại của vi rút gây bệnh cho VSV, thực vật và côn trùng.

+ Hiểu được nguyên lí của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp.

+ Hiểu được các khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh.

+ Hiểu được các khái niệm cơ bản về miễn dịch. Phân biệt được các lọai miễn dịch.

- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Tìm hiểu về virut và những ứng dụng trong thực tiễn.

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Vận dụng những kiến thức về virut xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt để nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường sống.

3. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt được:

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1. Cấu trúc các

loại virut. Khái niệm và cấutạo của virut trần và có vỏ ngoài Sự khác nhau giữa virut và vi khuẩn Giải thích được vì sao virut không phải là thể vô sinh. 2. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.

- Các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ. - Khái niệm về

Các con đường lây nhiễm của HIV và các giai đoạn phát triển

- Giải thích được vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào Nhận thức và thái độ của bản thân để phòng tránh lây nhiễm

HIV, bệnh cơ hội,

VSV cơ hội. của bệnh AIDS một số loại tếbào nhất định. - Giải thích được vì sao HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch. HIV. 3. Virut gây bệnh và những ứng dụng trong thực tiễn. - Các virut kí sinh ở VSV (phagơ), thực vật và ở côn trùng. - Khái niệm inteferon. Ứng dụng của virut trong sản xuất chế phẩm sinh học trong sản xuất thuốc trừ sâu. Xác định được bệnh nào là bệnh do virut gây ra và cách để phòng tránh. 4. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch. - Khái niệm bệnh truyền nhiễm, phương thức lây truyền.

- Khái niệm miễn dịch, miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

- Các con đường lây truyền của

bệnh truyền

nhiễm thường gặp.

- Một số loại miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể người.

Giải thích được các điều kiện để VSV gây bệnh được cho người.

Xây dựng được cách phòng tránh bệnh do virut dựa vào các con đường lây truyền của virut.

4. Các câu hỏi theo bảng mô tả:

4.1. Nhận biết:

Câu 1: Virut là gì? Nêu các thành phần cấu tạo của virut trần và có vỏ ngoài. Câu 2: Hãy giải thích các thuật ngữ capsit, capsôme, nuclêôcapsit, vỏ ngoài. Câu 3: Nêu đặc điểm các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ. Câu 4: Thế nào là HIV, bệnh cơ hội, VSV cơ hội?

Câu 5: Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi vi khuẩn đang đục (do chứa nhiều vi khuẩn) bỗng trở nên trong? Có những chủng virut nào kí sinh trên vi khuẩn?

Câu 6: Virut thực vật lan truyền theo những con đường nào? Câu 7: Thế nào là inteferon?

Câu 8: Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Cho biết các phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm.

Câu 9: Giải thích các khái niệm miễn dịch, miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

4.2.Thông hiểu:

Câu 10: Theo em, có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn đượng không? Vì sao?

Câu 11: Phân biệt khác nhau giữa virut và vi khuẩn bằng cách điền chữ “Có” hoặc “Không” vào bảng dưới đây:

Tính chất Virut Vi khuẩn

Có cấu tạo tế bào

Chỉ chứa ADN hoặc ARN Chứa cả ADN và ARN Chứa ribôxôm

Sinh sản độc lập

Câu 12: Nêu các con đường lây nhiễm của HIV và các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS.

Câu 13: Người bị nhiễm HIV/AIDS chết là do đâu?

Câu 14: Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV. Điều đó nguy hiểm thế nào đối với xã hội?

Câu 15: Nêu đặc điểm các giai đoạn sản xuất inteferon.

Câu 16: Nêu vai trò của virut trong sản xuất các chế phẩm trừ sâu.

Câu 17: Hãy cho biết các con đường lây truyền của bệnh truyền nhiễm thường gặp do hô hấp, tiêu hóa, hệ thần kinh, da và bệnh lây qua đường sinh dục.

Câu 18: Con người khi được sinh ra có những loại miễn dịch không đặc hiệu nào?

4.3. Vận dụng:

Câu 19: Vì sao virut không phải là thể vô sinh?

Câu 20: Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?

Câu 21: Vì sao HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?

Câu 22: Ba bệnh sốt rất phổ biến ở Việt Nam do muỗi là vật trung gian truyền bệnh gồm sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản. Theo em, bệnh nào là bệnh virut? Cần phải làm gì để phòng chống các bệnh này?

Câu 23: Tại sao để gây được bệnh thì các vi sinh vật phải có đủ 3 điều kiện: độc lực, số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhập thích hợp?

4.4. Vận dụng cao:

Câu 24: Cần phải có nhận thức và thái độ của bản thân như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?

Câu 25: Dựa vào các con đường lây nhiễm của virut, em hãy đề xuất những biện pháp để phóng tránh bệnh do virut gây ra.

Câu 26: Xung quanh chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh nhưng vì sao đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh?

5. Chuẩn bị của GV và HS:

5.1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học: H29.1 – So sánh cấu tạo của virut trần và virut có vỏ ngoài (SGK T115), H29.2 – Hình thái của một số virut (SGK T115), 29.3 – Sơ đồ thí nghiệm của Franken và Conrat (SGK T116), H30 – Chu trình nhân lên của phago (SGK T119). H31 – Qui trình sản xuất inteferon (SGK T123). Sơ đồ phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

- Học liệu: giáo án, SGK và SGV Sinh học 10 cùng

+ Một số tài liệu tham khảo, hình ảnh về các đặc điểm cơ bản của virut và lịch sử nghiên cứu về virut của nhân loại.

+ Một số tài liệu tham khảo, hình ảnh về quá trình nhân lên của phagơ và lịch sử phát hiện, phát triển của HIV.

+ Một số tài liệu tham khảo, hình ảnh về các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, côn trùng và động vật kể cả con người cùng với việc con người sử dụng virut để phục vụ cho lợi ích của mình.

+ Một số tài liệu tham khảo, hình ảnh về các phương thức lây truyền bệnh do vi sinh vật và hình ảnh về một số bệnh truyền nhiễm thường gặp.

5.2. Chuẩn bị của HS:

- Một số tư liệu, hình ảnh về việc các đặc điểm cơ bản của virut và lịch sử nghiên cứu về virut của nhân loại.

- Một số tư liệu, hình ảnh về việc quá trình nhân lên của phago và lịch sử phát hiện, phát triển cà HIV.

- Một số tư liệu, hình ảnh về các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, côn trùng và động vật kể cả con người cùng với việc con người sử dụng virut để phục vụ cho lợi ích của mình.

- Một số tư liệu, hình ảnh về các phương thức lây truyền bẹnh do vi sinh vật và hình ảnh về một số bệnh truyền nhiễm thường gặp.

6. Tổ chức các hoạt động học tập:

6.1. Ổn định lớp:

- Ổn định lớp vào tiết học.

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số tiết học.

6.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Câu 2: Vì sao khi nhiễm vi khuẩn gây bệnh thì bệnh tiến triển rất nhanh, nhất

là các vi khuẩn đường ruột?

6.3. Thiết kế tiến trình dạy học:

6.3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo tâm thế học tập cho HS được thoải mái, hứng thú tiếp nhận kiến thức và hình thành những kĩ năng mới.

+ Giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. - Phương thức:

+GV: Đàm thoại và quan sát - Theo em, virus có tồn tại được trong môi trường đất, nước và không khí không?

+ HS: Hoạt động cá nhân.

- Dự kiến sản phẩm: Virus vẫn tồn tại trong môi trường đất, nước và không khí nhưng thời gian tồn tại ở mỗi chủng virus sẽ khác nhau. Và chúng không nhân lên được trong môi trường vô sinh vì để nhân lên chúng phải nhờ đến bộ máy tổng hợp của tế bào.

- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn đắt vào bài mới.

6.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về virut và cấu tạo của virut:

- Mục tiêu:

 Kiến thức: Hiểu được khái niệm về virut và cấu tạo của virut.  Kĩ năng: tư duy và suy luận, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết.

- Phương thức:

 GV: Đàm thoại, nêu vấn đề và diễn giảng.  HS: Hoạt động nhóm nhỏ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính

Bước 1: Tổ chức hoạt động và giao

nhiệm vụ cho HS:

* GV yêu cầu HS tham khảo thông tin

SGK T114-115 và hình 29.1 SGKT115  Bước 2: Tiếp nhận

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10(21 22)hk2 (Trang 180 - 184)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w