Chủ đề: KHÁI QUÁT VỀ PHÂN BÀO VÀ CÁC HÌNH THỨC PHÂN CHIA TẾ BÀO

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10(21 22)hk2 (Trang 125 - 128)

- Cấu trúc hóa học của ATP gồm: + Ađênin.

Chủ đề: KHÁI QUÁT VỀ PHÂN BÀO VÀ CÁC HÌNH THỨC PHÂN CHIA TẾ BÀO

CHIA TẾ BÀO

 Số tiết: 2

 Ngày soạn: 27/01/22  Tiết PPCT: 19-20  Tuần dạy: 19-20

1. Nội dung của chủ đề:

- Chu kì tế bào.

- Các giai đoạn trong quá trình nguyên phân, giảm phân. - Ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân.

2. Mục tiêu:

2.1. Kiến thức:

- Hiểu được đặc điểm các giai đoạn trong chu kì tế bào và ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

- Hiểu được đặc điểm các giai đoạn trong quá trình nguyên phân, giảm phân. - Hiểu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân.

2.2. Kĩ năng:

- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp. - Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề.

2.3. Thái độ:

- Biết vận dụng về ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân vào thực tiễn để giúp các loài sinh vật có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.

- Bảo vệ môi trường sống để sinh vật tồn tại và phát triển.

2.4. Định hướng năng lực hình thành: a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học.

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác. - Năng lực tính toán.

- Năng lực công nghệ thông tin.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học:

+ Hiểu được đặc điểm các giai đoạn trong chu kì tế bào và ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

+ Hiểu được đặc điểm các giai đoạn trong quá trình nguyên phân, giảm phân. + Hiểu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân.

- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Tìm hiểu về ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào đối với đời sống sinh vật.

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Vận dụng được ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào và ứng dụng vào thực tế.

3. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt được:

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

Đặc điểm các giai đoạn trong chu kì tế bào, và ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

Ý nghĩa của quá trình nguyên phân

Diễn biến của NST ở từng kì trong quá trình nguyên phân.

Giải thích được hậu quả khi bất kì giai đoạn nào trong quá trình nguyên phân không tiến hành được. Giải thích được lí do vì sao bộ NST của loài vẫn được duy trì qua các thế hệ. Tính được số lượng NST, số crômatit, số tâm động của loài ở từng ở từng kì trong quá trình nguyên phân.

Giảm phân Ý nghĩa của quá trình giảm phân

Diễn biến của NST ở từng kì trong quá trình giảm phân. Sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân Giải thích được sự đa dạng của các loài sinh sản hữu tính. Tính được số lượng NST, số crômatit, số tâm động của loài ở từng ở từng kì trong quá trình giảm phân.

4. Các câu hỏi theo bảng mô tả:

4.1. Nhận biết:

Câu 1: Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Đặc điểm của từng giai đoạn là gì?

Câu 2: NST được nhân đôi ở giai đoạn nào trong chu kì tế bào? Câu 3: Nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

Câu 4: Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân

4.2.Thông hiểu:

Câu 5: Mô tả sự biến đổi hình thái của NST qua các giai đoạn nào trong chu kì tế bào và cho biết ý nghĩa của mỗi sự biến đổi đó.

Câu 6: Cho biết diễn biến của NST ở từng kì trong quá trình giảm phân.

4.3. Vận dụng:

Câu 7: Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?

Câu 8: Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân. Câu 9: Giải thích sự đa dạng của các loài sinh sản hữu tính.

4.4. Vận dụng cao:

Câu 10: Tế bào của một loài A có 2n = 14 NST. Hãy cho biết: a) Số NST ở kì sau của nguyên phân. (28 NST)

b) Số NST ở kì sau của giảm phân I. (14 NST) c) Số NST ở kì sau của giảm phân II. (14 NST)

d) Số crômatit ở kì giữa của nguyên phân. (28 crômatit) e) Số crômatit ở kì giữa của giảm phân II. (0 crômatit) f) Số NST ở kì cuối của giảm phân II. (7 NST)

g) Số tâm động ở kì sau của nguyên phân. (28 tâm động)

5. Chuẩn bị của GV và HS:

5.1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học: H18.1- Chu kì tế bào (SGK P72), H18.2 –Nguyên phân ở tế bào động vật (SGK P73). H19.1- Các kì của GPI (SGK P77), H19.2 – Các kì của GP II (SGK P78).

- Học liệu: giáo án, SGK và SGV Sinh học 10 cùng một số tài liệu tham khảo, hình ảnh về quá trình nguyên phân, giảm phân xảy ra trong tế bào thực vật và tế bào động vật.

5.2. Chuẩn bị của HS:

- Một số tư liệu, hình ảnh về quá trình nguyên phân xảy ra trong tế bào thực vật và tế bào động vật.

6. Tổ chức các hoạt động học tập:

6.1. Ổn định lớp:

- Ổn định lớp vào tiết học.

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số tiết học.

6.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Quá trình quang hợp là gì? Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha

nào của quá trình quang hợp?

Câu 2: Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra

sản phẩm gì cung cấp cho pha tối?

Câu 3: Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu

trình C3 là gì?

6.3. Thiết kế tiến trình dạy học:

6.3.1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo tâm thế học tập cho HS được thoải mái, hứng thú tiếp nhận kiến thức và hình thành những kĩ năng mới.

+ Giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. - Phương thức:

+ GV: Đàm thoại vấn đáp – Tại sao bộ NST của loài vẫn được duy trì ổn định qua các thế hệ?

+ HS: Hoạt động cá nhân.

+ Dự kiến sản phẩm: Là do sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì ổn định qua các thế hệ.

+ GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn đắt vào bài mới.

Sinh vật muốn tồn tại được phải có quá trình trao đổi chất và ở thực vật phải có quá trình quang hợp. Sinh vật lớn lên, phân chia phải có quá trình nguyên phân.

6.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

 Hoạt động 1: Tìm hiểu về chu kì tế bào :

- Mục tiêu:

 Kiến thức: Hiểu được đặc điểm các giai đoạn trong chu kì tế bào và ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

 Kĩ năng: quan sát, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết; xử lý và phân tích dữ liệu; đánh giá và trình bày báo cáo.

- Phương thức:

 GV: Thảo luận nhóm và đàm thoại, nêu vấn đề.  HS: Hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV Hoạt động của

HS Nội dung chính

Bước 1: Tổ chức hoạt động

và giao nhiệm vụ cho HS: * GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ H18.1 SGK trang 72 và tham khảo thông tin SGK T71- 72 thảo luận nhóm (1 bàn/ nhóm, 7’) để trả lời các câu hỏi sau:

1. Thế nào là chu kì tế bào? Một chu kì tế bào gồm các giai đoạn nào?

2. Kì trung gian gồm các pha nào? Đặc điểm diễn biến trong pha của kì trung gian như thế nào?

3. Trong một chu kì tế bào thời gian của giai đoạn nào dài nhất?  Bước 2: Tiếp nhận nhiệm vụ được giao: - HS nghiên cứu nội dung SGK T71-72 và H18.1 để tìm câu trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của GV.

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10(21 22)hk2 (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w