- Nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động: GV khen thưởng và tuyên dương
3. Đáp án và thang điểm: Đề A:
Đề A: Phần 1: Trắc nghiệm (5điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C A C B C A A D C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA A C A D B B D C D B Phần 2: Tự luận (5điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐỀ A ĐIỂM 1 1,5 điểm
- Cấu trúc bậc 1: Các aa liên kết với nhau nhờ liên kết peptit tạo nên chuỗi polipepit có dạng mạch thẳng.
- Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polipepit tiếp tục xoắn lò xo hoặc gấp nếp bằng nhiều liên kết hidro giữa các nhóm peptit gần nhau.
- Cấu trúc bậc 3: Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều.
- Cấu trúc bậc 4: Protein có 2 hay nhiều chuỗi polipepit khác nhau phối hợp với nhau tạo nên phức hợp lớn hơn.
* Con người cần ăn prôtêin từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau: Để nhận được nhiều loại aa khác nhau, vì có những loại aa cấu tạo nên prôtêin mà cơ thể người không tổng hợp được.
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2
2 điểm - Cấu trúc bộ máy Golgi: Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhaunhưng tách biệt nhau. - Chức năng: Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào. Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới. Thu nhận một số chất mới được tổng hợp (prôtêin, lipit, gluxit…) lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào. Ở TBTV: bộ máy Gôngi là nơi tổng hợp các phân tử pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.
Chỉ tiêu so sánh TB nhân sơ TB nhân thực
Kích thước Nhỏ Lớn
Cấu trúc (phức tạp hay đơn giản) Đơn giản Phức tạp
0,25 0,75 1 0,25 0,25
Đặc điểm các bào quan Các bào quan không có màng bao bọc Hấu hết các bào quan có màng bao bọc
Đặc điểm nhân (hay vùng nhân) Không có màng bao bọc Có màng bao bọc 0,25 0,25 3 1,5 điểm
a) Vận chuyển thụ động là vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không cần tiêu tốn năng lượng và thuận chiều gradien nồng độ..
Có 2 hình thức chất tan khuếch tán: Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép (gồm các chất không phân cực và các chất có kích thước nhỏ như CO2, O2…); Khuếch tán qua kênh prôtein xuyên màng có tính chọn lọc: gồm các chất phân cực hoặc các ion, chất có kích thước lớn (Gluxit…).
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán qua màng: Nhiệt độ môi trường và sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng.
0,5 0,5 0,5 Đề B: Phần 1: Trắc nghiệm (5điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA B D D B B D D C B A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA B C A C A B A A D C Phần 2: Tự luận (5điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐỀ B ĐIỂM 1 1,5 điểm
- Cấu trúc hóa họADN: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit, với 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.
+ Cấu tạo của một nuclêôtit: Đường pentôzơ (C5H10O4), nhóm phôtphat (H3PO4), một trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X).
+ Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định (3’ - 5’) tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit. Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô giữa các bazơ nitơ theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết T bằng 2 liên kết hiđrô ; G liên kết X bằng 3 liên kết hiđrô.
+ Trên mỗi mạch có các liên kết hoá trị giữa đường và axit phôphoric. - Vì trình tự, thành phần và sự sắp xếp các nuclêôtit rất khác nhau dẫn đến các phân tử ADN có hình thái, kích thước và trật tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 2 2 điểm
a) Cấu trúc ti thể: Màng ngoài trơn không gấp khúc. Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp. Bên trong chất nền (matrix) có chứa AND và ribôxôm.
Chức năng: Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng ATP. b) Trong cơ thể người tế bào có nhiều ti thể nhất là: tế bào cơ tim.
Vì tế bào cơ tim hoạt động suốt đời người, kể cả trong lúc cơ thể nghỉ ngơi. 0,5 0,5 0,5 0,5 3
1,5 a) Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màngtế bào từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng 0,5
điểm độ) và có sự tiêu tốn năng lượng ATP.
- Hoạt động của bơm Na – K: Bơm gắn thêm 1 nhóm photphat (lấy từ ATP) làm biến đổi cấu hình đê liên kết được với 3Na+ ở trong tế bào chất và đẩy chúng ra ngoài, sau đó lại liên kết vớ 2K+ ở bên ngoài tế bào và đưa chúng vào trong.
b) Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau, vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên nên rau sẽ tươi.
0,5
0,5
3.3. Hoạt động luyện tập:
Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu và phân tích được những kiến thức liên quan đến thành phần hóa học và cấu trúc của tế bào.
Kĩ năng: xử lý và phân tích dữ liệu; đánh giá và trình bày kết quả.
Phương thức:
Đàm thoại, đặt câu hỏi: HS về xem lại những câu hỏi khó trong kiểm tra và tìm ra phương án trả lời hoàn chỉnh nhất.
Hoạt động cá nhân.
Dự kiến sản phẩm:
Các câu trả lời của HS.
Nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động:
- GV dặn dò HS:
+ Đọc kĩ câu hỏi trước khi trả lời.
+ Ghi đầy đủ thông tin vao tờ giấy kiểm tra. + GV nhắc nhở HS nghiêm túc trong kiểm tra.
+ Chuẩn bị bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất; theo gợi ý:
1. Thế nào là năng lượng? Năng lượng được tích lũy trong tế bào dưới dạng nào?
2. Nêu cấu trúc hóa học và chức năng của ATP.
3.4. Hoạt động vận dụng:
Mục tiêu:
Kiến thức: Giải thích được một số câu hỏi vận dụng trong bài kiểm tra. Kĩ năng: xử lý và phân tích dữ liệu.
Phương thức:
Bài tập vận dụng: Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
Hoạt động cá nhân.
Dự kiến sản phẩm: Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào
rau, vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên nên rau sẽ tươi.
Nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động:
- GV khen thưởng và tuyên dương cho HS tích cực tìm hiểu và vận dụng kiến thức.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
Mục tiêu:
Kiến thức: Giải thích được được một số hiện tượng trong thực tế có liên quan.
Kĩ năng: xử lý và phân tích dữ liệu.
Phương thức:
Bài tập vận dụng: Khi người ta uống rượu thì loại tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để tế bào khỏi bị đầu độc? Giải thích
Hoạt động cá nhân.
Dự kiến sản phẩm: Là lưới nội chất trơn. Vì lưới nội chất trơn có chức năng
là khử độc tế bào và gan cần phải hoạt động nhiều để khử tác động độc hại của rượu. Vì vậy HS không nên uống rượu.
Nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động:
- GV khen thưởng và tuyên dương cho HS tích cực tìm hiểu và mở rộng kiến thức.
DUYỆT
Ngày ...