C. Bazo nito adenin, đường ribozo ,3 nhóm photphat
Bài 16: HÔ HẤP TẾ BÀO Số tiết:
Số tiết: 1 Ngày soạn: 10/12/21 Tiết PPCT: 15 Tuần dạy: 15 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm “hô hấp tế bào”.
- Mô tả được đặc điểm các giai đoạn đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh vấn đề. - Phát triển tư duy cho HS.
1.3. Thái độ:
- Hình thành quan điểm đúng đắn cho HS về sự sống.
- Nhận thức được cơ thể luôn cần năng lượng để thực hiện việc hô hấp ở từng tế bào và kể cả năng lượng cho tất cả hoạt động của cơ thể.
1.4. Định hướng năng lực hình thành: a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác. - Năng lực tính toán.
- Năng lực công nghệ thông tin.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: + Hiểu được khái niệm “hô hấp tế bào”.
+ Mô tả được đặc điểm các giai đoạn đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron.
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Tìm hiểu mối liên hệ giữa hô hấp ngoài (hô hấp ở cấp độ cơ thể) với hô hấp tế bào.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi đảm bảo cho quá trình hô hấp tế bào hiệu quả.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: H16.1- Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp tế bào (SGK P63), H16.2 – Sơ đồ tóm tắt quá trình đường phân (SGK P64), H16.3 – Sơ đồ tóm tắt chu trình Crep (SGK P65)
- Học liệu: giáo án, SGK và SGV Sinh học 10 cùng một số tài liệu tham khảo, hình ảnh về quá trình hô hấp tế bào xảy ra trong cơ thể sinh vật.
2.2. Chuẩn bị của HS:
- Một số tư liệu, hình ảnh về quá trình hô hấp tế bào trong cơ thể sinh vật.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1. Ổn định lớp:
- Ổn định lớp vào tiết học.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số tiết học.
3.2. Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét những ưu – khuyết điểm của HS thường mắc phải khi làm bài kiềm tra HK.
3.3. Thiết kế tiến trình dạy học:
3.1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo tâm thế học tập cho HS được thoải mái, hứng thú tiếp nhận kiến thức và hình thành những kĩ năng mới.
+ Giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. - Phương thức:
- Đàm thoại và quan sát: Quá trình hô hấp của 1 vận động viên diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?
+ HS hoạt động cá nhân.
+ Dự kiến sản phẩm: Diễn ra rất mạnh vì nhu cầu sử dụng năng lượng của cơ thể và tế bào rất cao.
+ GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn đắt vào bài mới.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hô hấp tế bào:
- Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu được khái niệm, bản chất và tốc độ của quá trình hô hấp tế bào.
Kĩ năng: tư duy và suy luận, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết. Đánh giá và trình bày báo cáo.
- Phương thức:
GV: Đàm thoại, nêu vấn đề và diễn giảng. HS: Hoạt động cá nhân.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính
Bước 1: Tổ chức hoạt động và
giao nhiệm vụ cho HS:
* GV hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ H16.1 SGK trang 63. GV yêu cầu HS tham khảo thông tin SGK T63-64 để trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là quá trình hô hấp tế bào?
2. Cho biết nơi diễn ra và bản chất của quá trình hô hấp tế bào.
3. Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào đâu?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm: 1. Là quá trình chuyển hoá năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ
Bước 2: Tiếp nhận
nhiệm vụ được giao:
- HS nghiên cứu nội dung SGK T63-64 để tìm câu trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
1. Khái niệm:
- Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hoá năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ (như cacbohydat, lipit, prôtêin) thành năng lượng của ATP. Trong đó, các phân tử hữu cơ bị phân giải CO2 và H2O + ATP.
- Phương trình tổng quát của quá trình phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ:
C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6 H2O + năng lượng (ATP+ nhiệt)